Dự án cải tiến hệ thống Kiếm - Paris-2022

  • In bài này

logo vovinam vvd officiel 80x120

Ủy Ban Kỹ Thuật Quốc Tế
La Commission Technique Internationale
The International Technical Board

279-2022-CTI/VN-12-06-2022


Vs. Trần Nguyên Đạo
Chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật Quốc tế

 

 

vvd logo congres 2022 noir

Dự án cải tiến hệ thống Kiếm

 

Vovinam-Việt Võ Đạo

 

 

 Download  

 

Lý do đệ trình 

Kính thưa quí thầy, thành viên Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới. 

Với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật Quốc tế, tôi xin mạn phép đề nghị đến quí thầy bản dự án cải tiến kỹ thuật Kiếm Vovinam-VVĐ trình độ 1 [1]. Hiện nay, theo Chương trình huấn luyện Quốc tế, Kiếm pháp trình độ 1, đã được giảng dạy như sau : 

-        Trình độ Huyền/Hoàng Nhất cấp : Bài Lưỡng Nghi Kiếm Pháp và 7 thế phản kiếm (hoặc còn gọi là các đòn phân thế kiếm) từ số 1 đến số 7. 

-        Trình độ Huyền/Hoàng Nhị cấp : Bài Song Luyện Kiếm và 7 thế phản kiếm từ số 8 đến số

15. 

Bốn trình độ Kiếm còn lại, được dành riêng cho các Võ sư, những vị muốn trở thành “chuyên gia” hoặc để trở thành "bậc thầy về kiếm". Những kỹ thuật kiếm này là một bảo tàng và thế mạnh của Vovinam-VVĐ so với các võ phái khác trên thế giới. Bởi chúng ta biết bảo tồn tính xác thực và sự tinh túy của Kiếm pháp và không bị cuốn hút theo khuynh hướng ngoạn mục hoặc biểu diễn.

Trong Vovinam-VVĐ hiện nay (2022), theo hiểu biết của tôi, chúng ta có thể đếm trên đầu ngón tay những người vẫn còn thông suốt được 5 trình độ của hệ thống kiếm này ! 

Cách đây 24 năm, vào năm 1998, nhân đại hội thế giới lần thứ 3, được tổ chức tại Houston, Texas, Hoa Kỳ, tôi đã trình luận án thi lên Hồng đai Nhị cấp cùng với mục đích khai triển và bảo toàn bộ môn Kiếm pháp. Ngày nay, theo tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải đưa những kiến thức trên vào một cuốn sách để bảo tồn lâu dài tinh hoa của Môn Phái. 

Tuy nhiên có một khúc mắc rất quan trọng đã tồn tại trong hơn 70 năm qua, đó là : những kỹ thuật 

Kiếm trình độ 1 của chúng ta có một số khuyết điểm sau đây : thiếu mạch lạc và có sự mâu thuẫn giữa 3 bài bản tạo nên nó : Lưỡng Nghi Kiếm Pháp, 15 thế phản kiếm và Song Luyện Kiếm. Trong quá khứ tôi đã nhận thức được điều này, nhưng vì còn trẻ, chưa đủ kiến thức cũng như chưa đủ vị thế để đệ trình một dự án sửa đổi. 

Ngày nay, với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật Quốc tế, tôi nghĩ rằng khả dĩ có thể đệ trình một dự án cải cách, hay đúng hơn là tìm kiếm sự mạch lạc và sự thuần lý giữa các bài bản và các kỹ thuật trong Hệ thống kiếm trình độ 1. Sau đó, xuất bản chính thức trong một cuốn sách để dùng làm tài liệu tham khảo. 

Phân tích 

Kiếm pháp trình độ 1 có những khuyết điểm lớn như sau: 

1.Không đầy đù : 

  •     Trong chương trình huấn luyện hiện nay, chúng ta thiếu hoàn toàn các thế căn bản về kiếm như : Các thế Thủ, Chém và Gạt, vốn là những kỹ thuật cốt lõi phải học và phải biết trước khi tập bài Lưỡng Khi Kiếm Pháp, Song Luyện Kiếm hoặc 15 thế phản Kiếm. Việc này tương tự như chúng ta không học các thế căn bản như : Đấm, Đá, Chém, Gạt, Chỏ, Gối… mà học trực tiếp các bài Khai Môn, Thập Tự, Long Hổ, các bài song luyện và các thế phản công v.v. 
  •     Ngoài ra chúng ta cũng không được học hỏi các kiến thức cần thiết khi sử dụng kiếm như : các cách cằm kiếm, các cách sử dụng kiếm, khi : đứng, ngồi, quay ra sau. Các loại kiếm, các khổ của kiếm (chiều dài, chiều dầy, trọng lượng, kiếm cong, kiếm thẳng, kiếm một hay hai lưỡi…).

2.Lặp đi, lặp lại nhiều lần : 

Trong bài Lưỡng Nghi Kiếm Pháp, tổng cộng chỉ có 78 thế, nhưng có đến 36 thế loang, tức chiếm gần 50% của bài. Sau đây là phân tích chi tiết : 

-        26 thế loang thuận (loang từ dưới lên) : 33,3%, tức trên 1/3 tổng số 75 thế,

-        10 thế loang ngược (loang từ trên xuống) : 12,8%,

(Tổng cộng 36 thế loang, chiếm 46,1% của bài quyền) 

-        11 thế chém ngang, 

-        4 thế chém dọc, 

-         4 chém vớt và xả (2 thế chém xả, 45° từ trên xuống, 2 thế chém vớt, 45° từ dưới lên), 

-         7 thế đâm (3 thế đâm thẳng, 2 thế đâm dọc từ trên xuống, 1 thế đâm dọc từ dưới lên và 1 thế đâm ngang), 

-        15 thế gạt,

-        1 thế đá bay thẳng (phi cước). 

3.Không trở lại vị trí cũ so với vị trí khởi đầu : 

Nếu chúng ta tôn trọng các thế tấn và bộ pháp một cách chính xác, thì khi kết thúc, chúng ta không trở về vị trí lúc khởi đầu, mà lùi về khía sau khoảng 3 thước. 

Ba khuyết điểm trên vừa là một trở ngại cho sự tiến bộ của các Môn sinh, vừa là một bất lợi cho uy tín của một đại phái như Vovinam-Việt Võ Đạo. Vì những những lý do trên và sau khi đã nghiên cứu trong nhiều năm, tôi xin đề nghị dự án cải cách sau đây lên Hội đồng Võ sư Thế giới và xin quí thầy nghiên cứu và biểu quyết. 

Các nguyên tắc cải tiến hệ thống kỹ thuật kiếm pháp trình độ 1 

1- Tôn trọng các mô hình và mục đích của Kiếm và chỉ đề xuất những cải tiến liên quan đến ba khuyết điểm nêu trên. 

2- Giảm thiểu tối đa các đòn thế có tính cách lặp đi lặp lại. 

3- Đề xuất những kỹ thuật mới để hoàn thiện những khuyết điểm. 

4- Thay đổi những kỹ thuật cũ nhằm xóa bỏ những mâu thuẫn, đồng thời mang lại sự hợp lý giữa ba bài bản của Kiếm, đó là : Lưỡng Nghi Kiếm Pháp, các thế phản kiếm và Song Luyện kiếm. 

5- Trở về chỗ cũ khi kết thúc Quyền. 

Để thực hiện cụ thể những nguyên tắc cải tiến trên, tôi xin đề trình các thay đổi như sau: 

1- Đề nghị 8 thế chém căn bản Vovinam-Việt Võ Đạo : 

1: chém dọc (chặt), 2: Chém ngang, 3: Chém loang thuận (loang từ dưới lên), 4: chém loang ngược (loang từ trên xuống) 5: Chém vớt (45° từ dưới lên), 6: Chém xả (45° từ trên xuống), 7: chém chấn (chấn ngang), 8: các thế đâm (gồm 5 thế đâm : 1-đâm thẳng, 2-đâm xoáy, 3-đâm ngang, 4-đâm dọc trên (từ trên xuống) và 5-đâm dọc dưới (từ dưới lên)). 

         

2- Đề nghị 8 thế gạt căn bản Vovinam-Việt Võ Đạo : 

1: Gạt một (từ trong ra ngoài, phía trên), 2: Gạt hai (từ ngoài vào trong, phía trên), 3: Gạt ba (gạt dưới chân, từ ngoài vào trong), 4: Gạt bốn (gạt dưới chân, từ trong ra ngoài), 5: Gạt năm (gạt ngang phía trái), 6: Gạt sáu (gạt ngang phía phải), 7: Gạt bảy (gạt từ dưới lên trên phiá phải), 8: Gạt tám (gạt từ dưới lên trên, phía trái).        

       

3- Các thế Chém Gạt trên đưa đến sự thay đổi bài Tinh Hoa Lưỡng Nghi Kiếm Pháp :

     Xin xem bài cũ : 

                   

 

      Đề nghị bài mới : 

                   


Phân tích bài Lưỡng Nghi mới

 

Tổng cộng có 62 thế, thay vì 78, được chia ra như sau : 

-        16 thế loang thuận (loang từ dưới lên) : 25,8%, 

-        4 thế loang ngược (loang từ trên xuống) : 4,6%, 

(Tổng cộng 20 thế loang, chiếm 32,2% của bài quyền) 

-        8 thế chém ngang,

-        4 thế chém dọc,

-         4 chém vớt và xả (2 thế chém xả, 45° từ trên xuống, 2 thế chém vớt, 45° từ dưới lên), 

-         7 thế đâm (3 thế đâm thẳng, 2 thế đâm dọc từ trên xuống, 1 thế đâm dọc từ dưới lên và 1 thế đâm ngang), 

-        15 thế gạt,

-        1 thế đá thẳng. 

4- Cũng theo các thế Chém, Gạt và bài Lưỡng Nghi mới, sẽ đưa đến sự thay đổi các thế phản kiếm hoặc còn gọi là các thế phân tích kiếm và bài Song Luyện kiếm (sẽ trình bày chi tiết trong đại hội). 

Trong lúc chờ đợi đại hội lần thứ 9 sắp tới để trình bày và phân tích chi tiết về những đề nghị thay

đổi nêu trên, xin quí thầy cùng nghiên cứu để đóng góp hoàn thiện hơn cho dự án này. 

Ngoài ra xin quí thầy đừng phổ biến các Vidéo này, bởi đây chỉ là dự án và chưa được Hội đồng Võ sư Thế giới biểu quyết thông qua.

 

Hẹn gặp quí võ sư nhân đại hội thế giới sắp tới.

 

Vs. Trần Nguyên Đạo


1 : Trong hệ thống Kiếm Vovinam-VVĐ gồm có 5 trình độ.


© La Fédération Mondiale de Vovinam-VietVoDao | http://vovinamworldfederation.com