Nội Qui Sinh Hoạt - Hội Đồng Võ Sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới
Nhập đề
- Nội qui Sinh Hoạt của Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới (HĐVS/TG) được thành lập nhân Đại hội thế giới lần thứ nhất vào tháng 08-1996 tại Paris.
- Tu chỉnh lần thứ nhất, tháng 08-2000, nhân đại hội thế giới kỳ 3 tại California, Hoa Kỳ.
- Tu chỉnh lần thứ hai, tháng 08-2004, nhân đại hội thế giới kỳ 5 tại Texas, Hoa Kỳ.
- Tu chỉnh lần thứ ba, tháng 05-2008, nhân đại hội thế giới kỳ 6 tại Paris, Pháp. Các vấn đề chính được tu chỉnh lần thứ 3 gồm :
- Thành lập Thượng Hội Đồng Võ Sư,
- Tu chỉnh Hội Đồng Tư Vấn Quốc Tế,
- Tu chỉnh hệ thống đẳng cấp quốc tế,
- Thay đổi một số danh xưng.
- Tu chỉnh lần thứ tư, ngày 28 tháng 05 –2012, nhân đại hội thế giới kỳ 7 tại Paris, Pháp
Các vấn đề chính được tu chỉnh lần thứ 4 gồm :
- Võ sư Chủ tịch Hội đồng võ sư thế giới -Điều 9.6.a)
- Đổi Bạch Đai Chưởng Môn thành Bạch Đai Chủ tịch HĐVS/TG (Điều 15.1)
- Hệ thống đẳng cấp mới với Bạch Đai Chủ tịch HĐVS/TG (Điều 17.4)
- Thay đổi nguyên tắc ủy quyền (Điều 6.2)
- Tu chỉnh lần thứ năm, ngày 15 tháng 07 –2016, nhân đại hội thế giới kỳ 8 tại California, Hoa kỳ. Các vấn đề chính được tu chỉnh gồm :
- Các nhân vật lịch sử Vovinam-VVĐ đã qua đời (Điều 17.1)
- Các võ sư kỳ cựu (Điều 17.3)
- Tóm tắt sơ đồ hệ thống đẳng cấp quốc tế (Điều 17.4)
- Hiệu lực (Điều 39)
Paris ngày 12-04-2022. Thay mặt HĐVS/TG
Võ sư Tổng Thư ký, Hà Kim Khánh.
Nội Qui Sinh Hoạt Hội Đồng VSTG – Cập Nhật 04-2022
- Sơ đồ tổ chức
- Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- « Hội Đồng Võ Sư Thế Giới » (HĐVS/TG) là tên gọi sau tu chỉnh lần thứ ba. Hội đồng này trước đây gọi là « Ban Thường Trực Hội Đồng Võ Sư Thế Giới ». Sau tu chỉnh lần thứ hai thì được đổi là « Hội Đồng Võ Sư Lãnh Đạo Môn Phái ».
- Theo Nguyên Tắc Sinh Hoạt và Quyết Định của Đại Hội 2004, có thêm chức vụ Phó Chủ tịch. Tổng cộng 8 thành viên gồm : 7 thành viên đắc cử và một Chủ tịch có tư cách biểu tượng.
Chương I : Đại Hội Võ Sư Vovinam-VVĐ Thế Giới
ĐIỀU 1. Đại Hội Võ Sư Vovinam-VVĐ Thế Giới (Đại Hội VSTG).
Đại Hội VSTG là cơ quan lãnh đạo tối cao của VOVINAM-Việt Võ Đạo trên thế giới, là linh hồn của tập thể, đại diện trong mọi sinh hoạt. Có nhiệm vụ quyết định và biểu quyết các vấn đề như :
1.1. Chỉ định hoặc bãi bỏ các nhân sự trong Hội Đồng Võ Sư Thế Giới (HĐVS/TG), hoặc các Ủy Ban hoặc các nhân sự trong Ban chấp hành do HĐVS/TG thành lập.
1.2. Biểu quyết các đề nghị hoặc sửa đổi : Nội qui, Quy lệ, Qui ước... hoặc các dự án võ thuật và võ đạo trên phương diện quốc tế.
1.3. Kết nạp hoặc khai trừ các thành viên của Hội đồng.
1.4. Biểu quyết thông qua các báo cáo sinh hoạt của HĐVS/TG. Trong trường hợp báo cáo không được thông qua. HĐVS/TG bị bất tín nhiệm thì phải bãi nhiệm toàn thể HĐVS/TG. Trong trường hợp này, Đại Hội VSTG phải lập tức đề cử một Chủ tọa đoàn và tiến hành bầu cử HĐVS/TG mới.
1.5. Biểu quyết kết nạp gián tiếp các thành viên mới, do Tổng Thư ký HĐVS/TG đệ trình (xem Điều 8.1).
1.6. Biểu quyết kết nạp trực tiếp các thành viên mới, do các võ sư thành viên chính thức đề nghị (xem Điều 8.2).
ĐIỀU 2. Triệu tập đại hội
2.1. Đại Hội VSTG được triệu tập bởi Tổng Thư ký HĐVS/TG ít nhất 4 năm một lần và 2 tháng trước ngày đại hội.
2.2. Trong trường hợp có sự yêu cầu của một phần tư (1/4) sĩ số thành viên chính thức trong Đại Hội VSTG, Tổng Thư ký HĐVS/TG phải có bổn phận triệu tập đại hội trong vòng 6 tháng.
2.3. Trong trường hợp quá thời hạn, không triệu tập đại hội vì bất cứ lý do gì, thì các nhân sự theo thứ tự ưu tiên sau đây có quyền triệu tập đại hội :
- Chủ tịch HĐVS/TG.
- Ba (3) thành viên trong HĐVS/TG.
- Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Thế Giới (TLĐ/TG).
2.4. Nghị trình của đại hội phải được công bố một tháng trước ngày khai mạc đại hội.
2.5. Nghị trình của đại hội phải được mở đầu như sau :
- Đề cử Chủ tọa đoàn bởi Tổng Thư ký HĐVS/TG và Chủ tịch TLĐ/TG. Được chia ra như sau :
- Chủ tọa đại hội : Điều khiển đại hội
- Phó Chủ tọa : Phụ tá và thay thế Chủ tọa nếu vắng mặt.
- Thư ký đại hội : Ghi chép và lập biên bản.
- Phó Thư ký : Ghi chép song song với Thư ký.
- 3 thành viên : Quyết định và góp ý kiến.
- Điều chỉnh Nghị trình đại hội.
- Các báo cáo sinh hoạt của HĐVS/TG.
- Biểu quyết thông qua các báo cáo của HĐVS/TG.
- Biểu quyết kết nạp các thành viên mới (xem Điều 8 : Nguyên tắc kết nạp các thành viên mới).
ĐIỀU 3. Tư cách thành viên Đại Hội Võ Sư Thế Giới (Đại Hội VSTG)
Tư cách thành viên Đại Hội VSTG được chia ra thành 3 thành phần sau đây :
3.1. Các thành viên chính thức : Gồm các thành viên đã được Đại Hội VSTG biểu quyết công nhận chính thức qua các đại hội trước. Danh sách các võ sư thành viên chính thức sẽ được công bố 1 tháng trước ngày đại hội bởi TTK HĐVS/TG.
Các võ sư thành viên chính thức có các quyền hạn sau đây : Phát biểu, Biểu quyết, Đề cử và Ứng cử.
3.2. Các thành viên qui định : Gồm các thành viên được qui định theo Nội qui sinh hoạt của Đại Hội VSTG và được chia ra như sau :
- Các võ sư hoặc các nhân sự cố vấn của HĐVS/TG.
- Các nhân sự trong Ban chấp hành HĐVS/TG.
- Các Chủ tịch Liên đoàn quốc gia hoặc đại diện được đề cử bởi Chủ tịch TLĐ/TG.
Các thành viên này có quyền : Phát biểu và Đề cử.
3.3. Các thành viên dự thính : Gồm các thành viên được HĐVS/TG mời tham dự với tư cách dự thính. Các thành viên này chỉ có quyền phát biểu nếu được Chủ tọa đoàn cho phép.
ĐIỀU 4. Quyền hạn và bổn phận của các thành viên chính thức Đại Hội VSTG
4.1. Các võ sư thành viên chính thức, đều bình đẳng trước đại hội, mỗi người có một phiếu biểu quyết. (xem Điều 5 : Nguyên tắc bầu cử).
4.2. Các võ sư vắng mặt đều được ủy quyền cho bất cứ võ sư thành viên nào có mặt trong đại hội (xem Điều 6.2 : Nguyên tắc ủy quyền).
4.3. Tất cả các võ sư thành viên đều có quyền phát biểu về tất cả mọi vấn đề, nhưng phải tuân theo Nghị trình của đại hội và tôn trọng Chủ tọa đoàn. Trong trường hợp vi phạm kỷ luật, Chủ tọa đoàn có quyền mời đương sự ra khỏi đại hội và khởi tố trước Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế.
4.4. Tất cả các võ sư thành viên đều có quyền đề nghị các dự án, thay đổi các điều, khoản, trong tất cả các qui chế sinh hoạt của hội đồng. Nhưng phải gửi trước 2 (hai) tháng về Tổng Thư ký HĐVS/TG để đưa vào Nghị trình.
4.5. Tất cả các võ sư thành viên đều có quyền ứng cử và đề cử vào HĐVS/TG.
ĐIỀU 5. Nguyên Tắc Bầu Cử
5.1. Nguyên tắc bầu cử trong đại hội : Trong tất cả mọi cuộc bầu cử được gọi là hợp lệ, thì tổng số phiếu hiện diện và phiếu ủy quyền phải có trên 60% +1, trên tổng số phiếu của toàn thể Đại Hội VSTG. Nguyên tắc bầu cử được chia thành 2 phương thức như sau :
- Phương thức đa số quá bán : 50% +1 trên tổng số phiếu hiện diện và phiếu ủy quyền.
- Phương thức đa số tương đối : Xếp hạng theo thứ tự nhiều phiếu nhất đến thấp nhất trên tổng số phiếu hiện diện và phiếu ủy quyền.
5.2. Phương thức đa số tương đối được áp dụng cho việc bầu cử các thành viên trong HĐVS/TG (các thành viên cao phiếu nhất sẽ đắc cử), Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Thế Giới (Ứng cử viên cao phiếu nhất sẽ đắc cử).
5.3. Phương thức đa số quá bán được áp dụng cho việc bầu cử sau đây :
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký HĐVS/TG.
- Kết nạp các thành viên mới.
- Biểu quyết hoặc thay đổi các dự án như : Nội qui, Qui Lệ, Qui ước,
- Chương trình huấn luyện quốc tế, ngân quĩ . . . . của Hội đồng.
- Thông qua các báo cáo của HĐVS/TG.
5.4. Nguyên tắc bỏ phiếu kín được áp dụng cho các trường hợp liên quan đến một cá nhân hoặc các chức vụ trong HĐVS/TG hoặc TLĐ/TG.
5.5. Nguyên tắc biểu quyết bằng cách "giơ tay" chỉ áp dụng trong các trường hợp không liên quan đến một cá nhân. Nhưng phương pháp bỏ phiếu kín sẽ được áp dụng trong trường hợp có sự yêu cầu của ít nhất 3 (ba) võ sư.
5.6. Trong trường hợp đồng phiếu, thì phương pháp bốc thăm sẽ được áp dụng.
5.7. Nguyên tắc bầu cử bằng mạng lưới (Internet)
Phương thức bầu cử bằng mạng lưới qua điện thư (Email), chỉ được sử dụng trong những trường hợp không quan trọng hoặc có tính cách thăm dò ý kiến, vì phương thức biểu quyết này không bảo đảm tính cách bỏ phiếu kín.
- Tổng Thư ký HĐVS/TG là người duy nhất có quyền sử dụng phương thức bỏ phiếu này, nhưng các võ sư thành viên Đại Hội VSTG cũng có quyền đề nghị lên Tổng Thư ký HĐVS/TG.
- Các võ sư có thể gửi điện thư biểu quyết với tính cách cá nhân hoặc tập thể và chỉ có giá trị nếu tôn trọng các khoản sau đây :
- Chỉ gửi đến Tổng Thư ký HĐVS/TG.
- Không được quyền gửi hoặc sao chép đến các thành viên khác hầu tránh mọi hình thức áp lực hoặc gây phe nhóm, nguy hại đến tinh thần đoàn kết và tính vô tư của của các thành viên.
- Được quyền sao chép đến các thành viên cùng bỏ phiếu tập thể trong cùng một điện thư.
- Thời gian tối thiểu để bỏ phiếu là 15 ngày, kể từ ngày Tổng Thư ký HĐVS/TG phổ biến điện thư yêu cầu biểu quyết.
- Hình thức thông báo kết quả, không được quyền nêu tên hoặc lập danh sách các võ sư biểu quyết, mà chỉ thông báo theo tỉ lệ phần trăm hoặc sĩ số biểu quyết.
- Các quyết định hoặc các kết quả theo phương pháp biểu quyết bằng điện thư đều có thể bị hủy bỏ bởi Đại Hội VSTG.
ĐIỀU 6. Nguyên tắc ứng cử, đề cử và ủy quyền
6.1. Nguyên tắc ứng cử và đề cử :
- Tất cả các võ sư thành viên chính thức trong Đại Hội VSTG, đều có quyền ứng cử hoặc đề cử các ứng viên vào HĐVS/TG hoặc Chủ tịch TLĐ/TG.
- Các võ sư được đề cử, nếu hiện diện phải xác nhận sự đề cử này, nếu vắng mặt thì phải xác nhận trong phiếu ủy quyền.( xem phụ chú : Các mẫu thư hành chánh).
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký HĐVS/TG không được quyền kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch TLĐ/TG. Trừ trường hợp đặc biệt qua điều 9.6
- Các võ sư thành viên HĐVS/TG (ngoại trừ Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký) đều có quyền ứng cử chức vụ Chủ tịch TLĐ/TG hoặc sinh hoạt trong Ban Chấp Hành TLĐ/TG.
- Chủ tịch TLĐ/TG cũng có quyền ứng cử vào trong HĐVS/TG (ngoại trừ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký), nếu đương sự có tư cách thành viên trong Hội Đồng VSTG.
6.2. Nguyên Tắc Ủy Quyền :
- Tất cả các võ sư thành viên vắng mặt đều có thể ủy quyền cho một trong những võ sư thành viên chính thức có mặt trong đại hội. Nhưng mỗi thành viên chỉ được quyền tối đa, đại diện cho 5 phiếu ủy quyền.
- Các phiếu ủy quyền phải gửi về cho Ban Tổ Chức Đại Hội hoặc Tổng Thư ký HĐVS/TG hoặc mang tay đến đại hội.
- Các phiếu ủy quyền bằng điện thoại hoặc nhắn tin hoặc nói miệng đều không có giá trị. Phiếu ủy quyền chỉ có giá trị theo 3 phương thức sau đây :
- Phiếu Ủy Quyền (xem phụ chú : Các mẫu thư hành chánh)
- Viết thư tay
- Gửi điện thư (Email) về Ban Tổ Chức hoặc Tổng Thư ký HĐVS/TG.
ĐIỀU 7. Nguyên tắc bầu cử các thành viên trong HĐVS/TG
7.1. Danh sách các ứng cử viên được thành lập theo thứ tự sau đây :
- Các võ sư xin ứng cử.
- Các võ sư đề cử.
- Các võ sư được đề cử, chấp nhận tư cách ứng cử viên.
- Thành lập danh sách các ứng cử viên chính thức. (gồm các ứng cử viên và đề cử viên).
7.2. Phương thức bầu cử :
- Các võ sư biểu quyết bằng cách viết tên các ứng cử viên vào phiếu biểu quyết của mình. Và có thể chọn từ 1 đến số lượng tối đa đã định hoặc bỏ phiếu trắng.
- Các phiếu bất hợp lệ dành cho những trường hợp sau đây : Viết tên quá số lượng tối đa đã định, viết tên ngoài danh sách hoặc gạch, xoá hoặc viết thêm bất cứ lời phê bình nào.
- Các ứng cử viên mỗi người có 10 phút để phát biểu và trả lời các câu hỏi.
- Các ứng cử viên cao phiếu nhất sẽ được đắc cử vào HĐVS/TG. Trong trường hợp danh sách ứng cử viên ít hơn số lượng tối đa đã định, sự đắc cử chỉ được công nhận nếu ứng cử viên nào đạt được 40% tổng số phiếu +1 trở lên.
- Trong trường hợp hai ứng cử viên đồng phiếu đứng vào hạng cuối cùng, thì phương thức bốc thăm sẽ được áp dụng để quyết định người đắc cử.
- Sau khi đắc cử, các thành viên HĐVS/TG họp kín và đề cử ra 3 người trong hội đồng để nhiệm lãnh chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký .
ĐIỀU 8. Nguyên tắc kết nạp các thành viên mới.
8.1. Các thành viên mới - Gián tiếp :
- Các thành viên mới-gián tiếp là các tân võ sư Chuẩn Hồng Đai, (mới thi lên đai), đang sinh hoạt trong trong HĐVS/TG và TLĐ/TG, được báo cáo bởi một trong những cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi như đã định trong Qui Ước Đẳng Cấp Quốc Tế.
- Các thành mới-gián tiếp này sẽ được lập danh sách và công bố bởi Tổng Thư ký HĐVS/TG trước đại hội, sẽ được biểu quyết theo một danh sách chung và theo phương thức đa số quá bán.
- Trong trường hợp có một thành viên chính thức không tán đồng hoặc khiếu nại đến một cá nhân trong danh sách, thì đại hội sẽ đặc biệt biểu quyết riêng cho cá nhân bị khiếu nại.
8.2. Các thành viên mới - Trực tiếp :
- Dành cho các võ sư đã có trình độ từ Chuẩn Cao Đẳng trở lên, chưa gia nhập hệ thống HĐVS/TG và TLĐ/TG.
- Phải lập đơn xin gia nhập và gửi về Tổng Thư ký HĐVS/TG trước 1 tháng ngày khai mạc đại hội. (xem các mẫu thư hành chánh).
- Phải được giới thiệu ít nhất bởi một võ sư thành viên chính thức trong Đại Hội VSTG.
- Được các thành viên trong Đại Hội VSTG thông qua bằng phương pháp đa số quán bán, bỏ phiếu kín, từng người. Không biểu quyết theo danh sách.
- Đẳng cấp của đương sự được tạm thời công nhận là Chuẩn Cao Đẳng, sau đó sẽ được HĐVS/TG cứu xét và chính thức công bố.
Chương II : Hội Đồng Võ Sư Thế Giới (Hội Đồng VSTG)
HĐVS/TG gồm một số võ sư đắc cử với một nhiệm kỳ được ấn định là 4 năm. HĐVS/TG đại diện và thay thế Đại Hội Võ Sư VOVINAM-Việt Võ Đạo Thế Giới, lãnh đạo và điều hành tất cả các hệ thống võ thuật và võ đạo của Vovinam-Việt Võ Đạo.
Nhân số các thành viên trong HĐVS/TG sẽ được Tổng Thư ký HĐVS/TG đề nghị trong mỗi đại hội thế giới, tùy theo nhu cầu và phải được Đại Hội VSTG chấp thuận theo phương pháp đa số quá bán.
Quyền hạn và trách nhiệm
HĐVS/TG được triệu tập bởi Tổng Thư ký HĐVS/TG. Có nhiệm vụ quyết định và biểu quyết các vấn đề như :
ĐIỀU 9. Đẳng cấp và danh xưng
9.1. Thành lập hoặc bãi bỏ các nhân sự, các Ủy Ban hoặc các Hội Đồng trong Ban chấp hành do HĐVS/TG thành lập.
9.2. Thông qua các báo cáo, chấp thuận đưa vào nghị trình các đề nghị sửa đổi các Nội qui, Quy lệ, Qui ước, các dự án võ thuật và võ đạo. . . của các võ sư thành viên trong Đại Hội VSTG.
9.3. Thông qua các chương trình võ thuật, võ đạo, các cuộc tranh giải, các khoá đặc huấn quốc tế. Công nhận các đẳng cấp quốc tế, bổ nhiệm các đại diện, các ủy viên hoặc tất cả các chức vụ cần thiết cho các sinh hoạt trên phương diện quốc tế.
9.4. Kết nạp hoặc khai trừ tạm thời các võ sư thành viên của Đại Hội VSTG trong lúc chờ đợi ngày triệu tập đại hội thế giới.
9.5. Biểu quyết thông qua các báo cáo sinh hoạt của Tổng Thư ký HĐVS/TG.
9.6. Các chức vụ chính trong HĐVS/TG.
- Chủ tịch HĐVS/TG : Là một chức vụ biểu tượng, nên không nhất thiết phải là một trong những thành viên đắc cử. Do các thành viên đắc cử của HĐVS/TG đề cử. Có nhiệm vụ Chủ tọa các đại hội thế giới. Chủ tịch HĐVS/TG là chức vụ được quyền đeo « Bạch đai Chủ tịch HĐVS/TG » trong suốt nhiệm kỳ cho đến ngày mãn nhiệm hoặc từ chức hoặc khuyết nhiệm vì bất cứ lý do gì. Bạch đai Chủ tịch HĐVS/TG là loại bạch với 4 đường chỉ, theo mầu đai của các đẳng cấp dưới, đặc biệt dành cho Chưởng môn trước đây :
- Phó Chủ tịch HĐVS/TG : Có trách nhiệm thay thế Chủ tịch trong trường hợp vắng mặt.
- Tổng Thư ký HĐVS/TG : Thay thế HĐVS/TG, lãnh đạo và điều hành tổng quát các sinh hoạt của Hội Đồng.
- Tổng Thư ký HĐVS/TG có nhiệm vụ đề nghị hệ thống tổ chức, thành lập Ban chấp hành HĐVS/TG, các Ủy ban, bổ nhiệm các nhân sự.
- Tất cả các đề nghị của Tổng Thư ký phải được HĐVS/TG thông qua theo nguyên tắc đa số quá bán.
- Trong trường hợp các nhân sự hoặc các Ủy ban chưa thành lập hoặc không sinh hoạt vì bất cứ lý do gì, thì Tổng Thư ký là người có trách nhiệm và kiêm nhiệm công việc điều hành.
- Thay thế Chủ tịch TLĐ/TG trong trường hợp chức vụ này bị khuyết vì bất cứ một lý do gì.
Chương III : Thượng Hội Đồng Võ Sư
Tóm lược mục đích thành lập Thượng Hội Đồng Võ Sư (Thượng HĐVS)
Thượng HĐVS được thành lập có mục đích tái thiết lập hệ thống Bạch Đai Thượng Đẳng như năm 1964, nhưng không chỉ tượng trưng như đề nghị của cố võ sư Trần Huy Phong (đại hội 1996), tức chỉ biểu tượng và chỉ dành riêng cho các võ sư vốn là thành viên Ban Chấp Hành Trung Ương năm 1964 hoặc là những truyền nhân trực tiếp của Sư tổ Nguyễn Lộc.
Vì có tính cách biểu tượng, nên các võ sư bạch đai hiện đang sinh hoạt trong Hội Đồng Tư Vấn Quốc Tế, một cơ quan không có tư cách thực quyền. Chính vì thế dự án tu chỉnh 2008 đề nghị thay đổi hội đồng này bằng một hội đồng đặc biệt, có thực quyền, được đặt tên là : Thượng Hội Đồng Võ Sư.
Hệ thống Bạch Đai Thượng Đẳng là một loại đai đặc biệt dành cho các võ sư trong Thượng HĐVS, nhưng đồng thời vẫn tiếp tục duy trì Bạch Đai Chưởng Môn cho đến ngày võ sư Lê Sáng qua đời.
Thượng Hội Đồng Võ Sư là một cơ chế “Chưởng Môn Tập Thể”, có mục đích đáp ứng bốn nhu cầu sau đây :
- Quyết định của đại hội võ sư thế giới năm 1996 tại Paris, không duy trì chức vụ Chưởng môn sau khi võ sư Lê Sáng qua đời (1).
- Ý chí của VsCM Lê Sáng, tự truất quyền tuyển chọn và truyền ngôi vị Chưởng môn (2).
- Nhu cầu hiện đại hoá theo các tổ chức và các qui luật sinh hoạt quốc tế như : Thể thức dân cử, tập thể lãnh đạo theo nhiệm kỳ, phi chính phủ, tôn trọng quyền tự chủ của các quốc gia ...
- Theo truyền thống của môn phái, chức vụ chưởng môn vốn chỉ là một chức vụ biểu tượng (qui lệ môn phái năm 1964), có vị thế đứng ngoài các tranh chấp do sự chấp chưởng quyền hành gây ra. Một vai trò “trọng tài” có bổn phận bảo toàn tính đồng nhất và sự hài hoà trong môn phái. Chính vì thế Thượng Hội Đồng Võ Sư phải tiếp tục truyền thống cao quí này. Bước ra khỏi quĩ đạo tranh chấp quyền hành, bảo đảm tư thế lãnh đạo môn qui, võ đạo, tư tưởng … hầu thể hiện tinh thần võ đạo và truyền thống cao đẹp của Vovinam-Việt Võ Đạo. Ngoài ra để hoàn thành nhiệm vụ này, Thượng Hội Đồng Võ Sư phải có tính cách trường cửu, không thay đổi theo nhiệm kỳ như Hội Đồng Võ Sư Thế Giới vốn là cơ quan dân cử được ủy nhiệm lãnh đạo theo một nhiệm kỳ nhất định.
1 : Biên bản đại hội võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới : số 109-96/TT/VN - 30-10-1996109-96/TT/VN. Được tổ chức tại Paris năm 1996.
2 : Theo diễn văn sám hối của võ sư Lê Sáng, đọc trong buổi họp mặt cuối năm trước các võ sư hồng đai và một số trưởng võ đường tại Việt Nam ngày 22 tháng Chạp Tân Mùi (tức ngày 20 tháng 1 năm 1992) “… đệ tử xin cúi đầu sám hối trước anh linh Sáng Tổ và tự nhận hình phạt : Giáo huấn không nghiêm, lập thừa kế không thành, nay tự truất quyền tuyển chọn và truyền ngôi vị Chưởng Môn cho người thừa kế … ”.
ĐIỀU 10. Tư cách thành viên, trách nhiệm và nhiệm vụ của Thượng Hội Đồng Võ Sư (Thượng HĐVS).
10.1. Thượng HĐVS là cơ quan lãnh đạo tinh thần tối cao, tượng trưng cho tinh thần, đạo đức và các giá trị phổ cập của VOVINAM-Việt Võ Đạo trên thế giới.
10.2. Các thành viên Thượng HĐVS gồm những võ sư bạch đai thượng đẳng : còn đang sinh hoạt hoặc đã về hưu hoặc đã qua đời. Được ghi công và đề nghị tấn phong bởi HĐVS/TG, sau đó được công nhận bởi các thành viên trong Thượng HĐVS.
10.3. Tư cách thành viên của các võ sư bạch đai thượng đẳng có tích cách trường cửu (muôn đời), không theo nhiệm kỳ và chỉ có thể bị truất phế bởi chính Thượng HĐVS theo thể thức đa số quá bán (50% + 1).
10.4. Thượng HĐVS có nhiệm vụ : Bảo trì truyền thống và tôn chỉ của Vovinam-Việt Võ Đạo.
10.5. Nghiên cứu và đề nghị các dự án về các phương diện : Võ đạo, Truyền thống, Tôn chỉ, Văn hoá, Tư tưởng v.v.v.
10.6. Tất cả các Võ sư sinh hoạt trong HĐVS/TG hoặc các Chủ tịch Liên đoàn quốc gia, đều có quyền khiếu nại đến Thượng HĐVS về các quyết định hoặc các dự án đã được biểu quyết bởi cơ quan lãnh đạo của mình.
10.7. Cho ý kiến mỗi lần được HĐVS/TG hoặc Tổng Liên Đoàn /TG yêu cầu.
10.8. Thượng HĐVS được triệu tập và đặt dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Thượng HĐVS.
10.9. Thượng HĐVS có Nội qui sinh hoạt riêng và Chủ tịch Thượng HĐVS có quyền bổ nhiệm các chức vụ khác trong hội đồng như : Phó Chủ tịch, Thư ký, Ủy viên, Trưởng ban v.v.v.
ĐIỀU 11. Tiêu chuẩn tấn phong bạch đai thượng đẳng
11.1. Hội đủ tư cách thành viên theo một trong hai tiêu chuẩn sau đây :
- Là võ sư đã phục vụ Vovinam-Việt Võ Đạo trong thời kỳ 1938-1975.
- Võ sư thành viên trong hệ thống HĐVS/TG và Tổng Liên Đoàn Thế Giới.
11.2.Có trên 40 năm thâm niên phục vụ Vovinam-Việt Võ Đạo.
11.3. Có trình độ tối thiểu là hồng đai đệ nhất cấp.
11.4. Có tuổi đời trên 60, ngày được tấn phong.
11.5. Có một quá trình phát huy Vovinam-Việt Võ Đạo cao. (3)
11.6. Đã từng lãnh trách nhiệm lãnh đạo trên bình diện quốc gia hoặc quốc tế.
11.7. Được HĐVS/TG lập hồ sơ đề nghị tấn phong.
11.8. Được các thành viên trong Thượng HĐVS biểu quyết chấp thuận.
(3) Sĩ số đào tạo võ sư và huấn luyện viên / Sĩ số thành lập : võ đường, trung tâm, cục huấn luyện, liên đoàn ... / Thực hiện, đóng góp : bài vở, đề án, luận án, cơ chế … / Tổ chức : đại hội, khoá đặc huấn, giải vô địch (quốc gia, quốc tế) ../ Tham gia huấn luyện các khoá : Đặc huấn kỹ thuật, đào tạo Vs, HLV, các khoá học tập lãnh đạo chỉ huy ...
ĐIỀU 12. Tiến trình tấn phong Bạch Đai Thượng Đẳng
12.1. Tất cả các võ sư sinh hoạt trong hệ thống HĐVS/TG đều có quyền lập hồ sơ đề cử hoặc tự tiến cử đến Tổng Thư ký HĐVS/TG để xin đề nghị tấn phong
12.2. Tổng Thư ký HĐVS/TG cứu xét các tiêu chuẩn theo qui định và lập hồ sơ đề nghị tấn phong lên các võ sư thành viên HĐVS/TG. Hội đồng sẽ biểu quyết theo thể thức đa số quá bán (50% + 1).
12.3. Trong trường hợp HĐVS/TG biểu quyết thông qua, thì sẽ soạn một “đề nghị tấn phong” lên Thượng HĐVS. Trong trường hợp tấn phong đầu tiên, chưa có Thượng HĐVS, thì không cần thủ tục này.
12.4. Thượng HĐVS, biểu quyết theo lối đa số quá bán (50% + 1), sau đó thông báo kết quả đến Võ sư Tổng Thư ký HĐVS/TG để thông báo chính thức và tổ chức “Lễ Tấn Phong” vào một dịp lễ gần nhất.
ĐIỀU 13. Tiến trình bầu cử Chủ tịch Thượng Hội Đồng Võ Sư
13.1. Sau khi đắc cử, các thành viên HĐVS/TG họp kín, đề cử ra bốn người để nhiệm lãnh bốn chức vụ sau đây :
- Chủ tịch Thượng HĐVS, không nhất thiết phải là một trong những thành viên đắc cử, nhưng phải là Bạch Đai Thượng Đẳng.
- Chủ tịch HĐVS/TG, không nhất thiết phải là một trong những thành viên đắc cử bởi có tư thế biểu tượng.
- Phó Chủ tịch HĐVS/TG, bắt buộc phải là một trong những thành viên đắc cử vì có tư thế lãnh đạo và điều hành.
- Tổng Thư ký HĐVS/TG, bắt buộc phải là một trong những thành viên đắc cử vì có tư thế lãnh đạo và điều hành.
13.2. Chủ tịch Thượng HĐVS do HĐVS/TG tiến cử theo thể thức đa số quá bán.
13.3. Chủ tịch Thượng HĐVS chính thức nhiệm chức sau khi được các thành viên Thượng HĐVS biểu quyết thông qua theo thể thức đa số quá bán.
13.4. Trong trường hợp các thành viên Thượng HĐVS không thông qua, thì các thành viên HĐVS/TG phải đề cử một người khác ra thay thế. Trong trường hợp đề nghị thứ hai cũng không được thông qua thì Tổng Thư ký HĐVS/TG tạm thời kiêm nhiệm, cho đến ngày tìm được giải pháp đồng thuận với các thành viên Thượng HĐVS.
13.5. Chủ tịch Thượng HĐVS có thể bị bãi nhiệm bất cứ lúc nào bởi chính các thành viên Thượng HĐVS theo thể thức đa số quá bán.
13.6. Chức vụ Chủ tịch Thượng HĐVS tự động bãi nhiệm theo nhiệm kỳ của HĐVS/TG.
ĐIỀU 14. Tiêu chuẩn và đẳng cấp của Chủ tịch Thượng Hội Đồng Võ Sư.
14.1. Chủ tịch Thượng HĐVS phải là một trong những võ sư thành viên đang sinh hoạt trong hệ thống HĐVS/TG và Tổng Liên Đoàn Thế Giới.
14.2. Chủ tịch Thượng HĐVS phải là người đã có bạch đai thượng đẳng, trừ trường hợp đặc biệt theo khoản 13.4, do Tổng Thư ký HĐVS/TG kiêm nhiệm.
14.3. Chủ tịch Thượng HĐVS có thể là một trong những thành viên đắc cử trong HĐVS/TG, nhưng không thể kiêm nhiệm Tổng Thư ký HĐVS/TG, trừ trường hợp đặc biệt theo khoản 13.4.
14.4. Chủ tịch Thượng HĐVS không thể kiêm nhiệm Chủ tịch hoặc Tổng Thư ký Tổng Liên Đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới.
ĐIỀU 15. Bạch Đai Chưởng Môn của võ sư Lê Sáng.
15.1.Vẫn duy trì Bạch Đai Chưởng Môn (đai trắng với 4 đường chỉ, theo mầu của các cấp dưới) cho đến ngày VsCM Lê Sáng qua đời. Sau đó trở thành Bạch đai Chủ Tịch HĐVS/TG và chỉ dành riêng cho chức vụ Chủ Tịch HĐVS/TG.
15.2. VsCM Lê Sáng là thành viên đương nhiên của Thượng Hội Đồng Võ Sư.
ĐIỀU 16. Đai đẳng và y phục của các Bạch Đai Thượng Đẳng.
16.1. Bạch đai thượng đẳng của các thành viên Thượng HĐVS đều giống nhau, tức Bạch Đai với một gạch đỏ ở giữa.
16.2. Khi mặc võ phục thì thắt bạch đai như thường lệ.
ĐIỀU 17. Danh sách các võ sư thành viên Bạch Đai Thượng Đẳng
17.1. Các nhân vật lịch sử của Vovinam-Việt Võ Đạo đã qua đời. (4)
- Võ sư Phùng Mạnh Chữ (Mạnh Hoàng - 1938-1967)
- Võ sư Chưởng môn Trần Huy Phong (1938-1997)
- Võ sư Trịnh Ngọc Minh (1939-1998)
- Võ sư Trần Đức Hợp (1931-2000)
- Võ sư Trần Huy Quyền (1945-2001)
- Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng (1920-2010)
- Võ sư Nguyễn Dần (1924-2016)
- Võ sư Ngô Kim Tuyền (1947-2019)
- Võ sư Nguyễn Văn Thông (1925-2019)
- Võ sư Phan Dương Bình (1929-2020)
- Võ sư Lê Văn Phúc (1934-2020)
(4) : Trong danh sách này không nêu tên cố võ sư Nguyễn Văn Thư, vì đó là ước nguyện của ông lúc còn sinh thời.
17.2. Các võ sư vốn là môn đệ trực tiếp của võ sư Nguyễn Lộc hoặc thành viên Ban Chấp Hành Vovinam-Việt Võ Đạo năm 1964.
- Võ sư Hà Trọng Thịnh
- Võ sư Lê Trọng Hiệp
- Võ sư Phạm Hữu Độ
- Võ sư Trần Bản Quế
- Võ sư Phan Quỳnh
- Võ sư Ngô Hữu Liễn
- Võ sư Nguyễn Văn Cường
- Võ sư Trần Thế Phượng
17.3. Các võ sư kỳ cựu.
9- Võ sư Trần Tuấn Vũ
10- Võ sư Trần Nguyên Đạo
11- Võ sư Nguyễn Thế Hùng
12- Võ sư Huỳnh Trọng Tâm
13- Võ sư Vũ Kim Trọng
14- Võ sư Nguyễn Tiến Hội
15- Võ sư Nguyễn Thế Trường
16- Võ sư Võ Trung
17.4. Tóm tắt sơ đồ hệ thống đẳng cấp quốc tế - (cập nhật 2016)
Chương IV : Hội Đồng Tư Vấn Quốc Tế (HĐTV/QT)
ĐIỀU 18. Hội Đồng Tư Vấn Quốc Tế
Hội Đồng Tư Vấn Quốc Tế (HĐTV/QT) có chức năng : cố vấn, đề nghị và đóng góp ý kiến cho HĐVS/TG và Thượng HĐVS.
Các thành viên HĐTV/QT được chia thành hai thành phần sau đây :
18.1. Gồm các võ sư, huấn luyện viên Vovinam-Việt Võ Đạo, không còn trách nhiệm trong Vovinam-Việt Võ Đạo hoặc đã hưu trí, được HĐVS/TG hoặc Thượng HĐVS mời tham dự. Danh sách các thành viên sẽ được Tổng Thư ký HĐVS/TG cập nhật hàng năm.
18.2. Các thân hào nhân sĩ do HĐVS/TG hoặc Thượng HĐVS mời tham dự. Danh sách các thành viên sẽ được Tổng Thư ký HĐVS/TG cập nhật hàng năm.
Chương V : Ủy Ban Khảo Thí Quốc Tế (UBKThí/QT)
ĐIỀU 19. Nhiệm vụ và trách nhiệm UBKThí/QT
Ủy Ban Khảo Thí Quốc Tế, là cơ quan tối cao của Vovinam-Việt Võ Đạo về các vấn đề thi-cử đẳng cấp võ sư quốc tế. Theo Chương IV, Điều 12 của Qui ước Đẳng Cấp Quốc Tế đã được Đại Hội VSTG biểu quyết ngày 19-08-2000 tại California – Usa.
19.1. UBKThí/QT có nhiệm vụ :
- Thu thập các luận án.
- Tổ chức các cuộc thi từ trình độ Hồng Đai Nhất Cấp trở lên.
- Thành lập Hội Đồng Giám Khảo Quốc Tế.
- Thông báo kết quả lên HĐVS/TG và Tổng Liên Đoàn Thế Giới để được công nhận và thông báo chính thức.
19.2. Ủy Ban Khảo Thí Quốc Tế là cơ quan có chức năng lãnh đạo và tổ chức hệ thống thi quốc tế nhưng không tương đương như là Hội Đồng Giám Khảo Quốc Tế, vốn có chức năng định kỳ và có bổn phận chấm thi cho các thí sinh.
ĐIỀU 20. Cơ cấu điều hành
20.1. Chủ tịch UBKThí/QT : Do HĐVS/TG bổ nhiệm và có nhiệm vụ :
- Chủ tọa UBKThí/QT, bổ nhiệm các chức vụ trong hội đồng.
- Quyết định tổ chức các kỳ thi.
- Bổ nhiệm các thành viên Hội Đồng Giám Khảo Quốc Tế.
- Thành lập hồ sơ, thông báo kết quả thi võ sư hàng năm.
20.2. Hội Đồng Giám Khảo Quốc Tế : do Chủ tịch UBKThí/QT đề cử vào mỗi kỳ thi và chấm dứt nhiệm vụ sau khi cuộc thi hoàn thành. Các thành viên Hội Đồng Giám Khảo Quốc tế được chia ra như sau :
- Chủ tịch Hội Đồng Khảo Thí : Chánh Chủ Khảo, Chủ tọa Hội Đồng Giám Khảo Quốc Tế.
- Giám Khảo : Tối thiểu 1 người và có thể mời các nhân sự ngoài Vovinam-Việt Võ Đạo tùy theo các đề tài của luận án (Điều 18, Qui ước Đẳng Cấp Quốc Tế)
- Thư ký, kiêm thuyết trình viên : Có bổn phận
- Điều hành cuộc thi
- Giới thiệu thành phần Ban Giám Khảo
- Tóm tắt lược sử và các tề tài luận án
- Thành lập biên bản kết quả thi
- Thanh Tra Đoàn : có bổn phận kiểm soát sự tôn trọng các điều luật thi.
- Các nhân sự đỡ đầu luận án (nếu có).
20.3. Thư Ký UBKThí/QT : Có nhiệm vụ phụ tá cho Chủ tịch UBKThí/QT trong các công tác hành chánh, thực hiện các văn thư, các báo cáo lên HĐVS/TG và liên lạc thường xuyên với các thành viên trong UBKThí/QT.
- Thực hiện các phiếu chấm thi, hồ sơ xin thi
- Thành lập hồ sơ kết quả thi để báo cáo lên HĐVS/TG và Tổng Liên Đoàn Thế Giới. Hồ sơ kết quả thi gồm :
- Biên Bản Kết Quả Thi, phải có chữ ký của Chủ tịch Hội Đồng Giám Khảo Quốc Tế.
- Các luận án
- Các phiếu chấm thi
- Cập nhật danh sách các kết quả thi hồng đai hàng năm và báo cáo lên HĐVS/TG.
20.4. Các thành viên UBKThí/QT : Là các đại diện của Chủ tịch UBKThí/QT tại các vùng có trách nhiệm, có nhiệm vụ :
- Chăm sóc và khuyến khích các thí sinh trong vùng trách nhiệm.
- Thu thập các luận án và đề nghị lên Chủ tịch UBKThí/QT để tổ chức các kỳ thi trong vùng. Tất cả các thí sinh hoặc các Liên Đoàn trong vùng muốn tổ chức trình luận án quốc tế, phải liên hệ với Ủy Viên UBKThí/QT trong vùng để được thông qua.
- Thành lập hồ sơ đẳng cấp cho các võ sư trong vùng trách nhiệm và cập nhật danh sách các võ sư hàng năm.
ĐIỀU 21. Phân phối các vùng trách nhiệm của UBKThí/QT
21.1. Chủ tịch UBKThí/QT có toàn quyền tổ chức và phân chia các vùng trách nhiệm tùy theo nhu cầu và sự diện diện của Vovinam-Việt Võ Đạo tại các địa phương. Thí dụ : Vùng Đông Mỹ Châu, Vùng Tây Mỹ Châu, Vùng Âu Châu, Phi Châu, Úc Châu, Á Châu …
21.2. Trong trường hợp các vùng hoặc các quốc gia không có tên trong danh sách, thì được đặt trực tiếp dưới trách nhiệm của Chủ tịch UBKThí/QT.
Chương VI : Hệ thống tổ chức của HĐVS tại các Quốc Gia
(Đại diện HĐVS/TG tại các quốc gia)
ĐIỀU 22. Chủ tịch Hội Đồng Võ Sư Quốc Gia
22.1. Chức vụ này, do các võ sư thành viên trong HĐVS/Quốc Gia bầu lên và được HĐVS/TG công nhận.
22.2. Là các đại diện, là cơ quan tản quyền của HĐVS/TG tại các Quốc Gia, được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Tổng Thư ký HĐVS/TG.
22.3. Có nhiệm vụ lãnh đạo và điều hành về phương diện võ thuật và võ đạo tại các quốc gia.
22.4. Các chỉ tiêu để thành lập HĐVS Quốc Gia gồm :
- Phải có tối thiểu 3 (ba) võ sư Chuẩn Hồng Đai trở lên và là thành viên của trong ĐHVS Thế Giới. Trong trường hợp chưa đủ sĩ số thì được gọi là Hội Đồng Huấn Luyện Quốc Gia. Trong trường hợp này, các Huấn Luyện Viên Hoàng (Huyền) Đai Tam Cấp được quyền tham dự trong hội đồng, tùy theo sự tổ chức của mỗi quốc gia.
- Được HĐVS/TG công nhận.
22.5. Danh sách các Chủ tịch Hội Đồng Võ Sư Quốc Gia và Hội Đồng Huấn Luyện Quốc Gia được công nhận chính thức, sẽ do Tổng Thư ký HĐVS/TG cập nhật hàng năm.
ĐIỀU 23. Đại Diện HĐVS/TG tại các quốc gia hoặc các vùng
23.1. Là các đại diện do Tổng Thư ký HĐVS/TG bổ nhiệm, dành cho các quốc gia hoặc các vùng chưa có hội đồng võ sư hoặc Hội Đồng Huấn Luyện Quốc Gia. Các đại diện này có chức năng tổng quát và tương tự như các Chủ tịch HĐVS/QG, và thay mặt HĐVS/TG chỉ huy tổng quát công việc phát triển Vovinam-Việt Võ Đạo.
23.2. Danh sách các đại diện HĐVS/TG tại các quốc gia : Danh sách này sẽ được Tổng Thư ký HĐVS/TG cập nhật hoá hàng năm.
Chương VII : Ủy Ban Liên Lạc và Tương Trợ Quốc Tế (UB/LLTT/QT)
ĐIỀU 24. Nhiệm vụ và trách nhiệm UB/LLTT/QT
24.1. Ủy Ban Liên Lạc và Tương Trợ Quốc Tế, là cơ quan thể hiện tinh thần tương trợ và tình đồng môn của Vovinam-Việt Võ Đạo. Là gạch nối giữa các võ sư Vovinam-VVĐ trên thế giới, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, chính kiến và biên giới.
24.2. Ủy Ban Liên Lạc và Tương Trợ Quốc Tế, có trách nhiệm :
- Thông tin các tin tức về mặt xã hội, gia đình, cá nhân . . . Của các võ sư, các mạnh thường quân trong hệ thống quốc tế để cùng nhau chia sẻ và thắt chặt sự liên hệ ưu ái giữa các đồng môn.
- Thể hiện tinh thần Đại Gia Đình Vovinam-VVĐ qua các sinh hoạt tương trợ về mặt tinh thần cũng như vật chất.
- Giúp đỡ và hỗ trợ các địa phương tổ chức các ngày lễ, tưởng niệm, truy điệu hoặc các việc hoan hỉ, tang lễ v.v.v.
24.3. Ủy Ban Liên Lạc và Tương Trợ Quốc Tế có thẩm quyền thực hiện và quản lý một ngân quĩ quốc tế để thực hiện công tác tương trợ Vovinam-Việt Võ Đạo.
24.4. Ủy Ban Liên Lạc và Tương Trợ Quốc Tế có thể thu nhận tài chánh qua các hình thức sau đây :
- Xin ngân quĩ Tổng Liên Đoàn Vovinam-VVĐ Thế Giới.
- Kêu gọi sự đóng góp của các Liên Đoàn, các Trung Tâm, các Võ Đường hoặc các võ Sư trên toàn thế giới.
- Kêu gọi sự đóng góp của các mạnh thường quân, các cơ sở kỹ nghệ, thương mại hoặc công xí nghiệp để thực hiện ngân quĩ cho Ủy Ban.
24.5. Ủy Ban Liên Lạc và Tương Trợ Quốc Tế có bổn phận báo cáo một năm 2 lần vào tháng 5 và tháng 11, được chia ra như sau :
- Báo cáo tổng quát : đến tất cả các Liên Đoàn, Trung Tâm, Võ Đường hoặc các võ sư, các mạnh thường quân đã đóng góp vào ngân quĩ cho Ủy Ban.
- Báo cáo chi tiết : danh sách đóng và chi, lý do trợ giúp . . . Đến Tổng Thư ký HĐVS/TG, Chủ tịch TLĐ/TG và Chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế.
- Các báo cáo phải có chữ ký của Chủ tịch và Thủ Quĩ của Ủy Ban.
24.6. Chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc và Tương Trợ Quốc Tế là người duy nhất có trách nhiệm về việc chi-thu và sổ sách kế toán trước HĐVS/TG và TLĐ/TG.
24.7. Ủy Ban Liên Lạc và Tương Trợ Quốc Tế, có bổn phận báo cáo và tường trình sổ sách kế toán đến Chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế bất cứ lúc nào mỗi khi có yêu cầu.
24.8. Trong trường hợp HĐVS/TG giải thể Ủy Ban vì bất cứ một lý do gì, thì ngân quĩ của Ủy Ban sẽ chuyển giao cho Tổng Liên Đoàn Vovinam-VVĐ Thế Giới.
ĐIỀU 25. Cơ cấu điều hành của UB/LLTT/QT
25.1. Chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc và Tương Trợ Quốc Tế : Do HĐVS/TG bổ nhiệm và có nhiệm vụ :
- Chủ tọa UB/LLTT/QT, bổ nhiệm các chức vụ trong hội đồng.
- Tổ chức và điều hành hệ thống tổ chức của Ủy Ban.
- Quyết định các Chi-Thu của Ủy Ban.
- Thành lập các báo cáo và chịu trách nhiệm trước HĐVS/TG.
25.2. Thủ Quĩ Ủy Ban Liên Lạc và Tương Trợ Quốc Tế : Do Chủ tịch UB/LLTT/QT bổ nhiệm, có trách nhiệm :
- Quản lý ngân quĩ,
- Thực hiện kế toán tài chánh,
- Thực hiện các biên nhận do các nơi đóng góp,
- Chi hoặc Thu dưới dự yêu cầu của Chủ tịch Ủy Ban.
25.3. Thư Ký Ủy Ban Liên Lạc và Tương Trợ Quốc Tế :
Do Chủ tịch UB/LLTT/QT bổ nhiệm, có trách nhiệm phụ tá Chủ tịch Ủy Ban trong công tác hành chánh, thực hiện các văn thư, các báo cáo, thông tin liên lạc giữa các võ sư và các mạnh thường quân trên thế giới.
25.4. Các Ủy Viên Ủy Ban Liên Lạc và Tương Trợ Quốc Tế :
Do Chủ tịch UB/LLTT/QT bổ nhiệm, là các đại diện của Chủ tịch Ủy Ban tại các quốc gia hoặc các vùng trách nhiệm. Có nhiệm vụ :
- Thu thập các các tin tức về mặt xã hội, gia đình, cá nhân . . . Của các võ sư trong vùng trách nhiệm để thông báo về Trung Ương.
- Phổ biến các tin tức, các thông tin của Trung Ương đến các địa phương trách nhiệm.
- Thu nhận ngân quĩ đóng góp để gửi về trung ương hoặc thay mặt Ủy Ban kêu gọi các Liên Đoàn, Trung Tâm, Võ Đường, Võ Sư, Mạnh Thường Quân, Xí Nghiệp . . . Đóng góp trực tiếp về ngân quĩ trung ương.
- Thông báo và đề nghị lên Chủ tịch Ủy Ban để giúp đỡ các võ sư trong vùng mỗi khi có vấn đề.
ĐIỀU 26. Phân phối các vùng trách nhiệm của UB/LLTT/QT
26.1. Chủ tịch UB/LLTT/QT có toàn quyền tổ chức và phân chia các vùng trách nhiệm tùy theo nhu cầu và sự diện diện của Vovinam-Việt Võ Đạo tại các địa phương. Thí dụ : Vùng Đông Mỹ Châu, Vùng Tây Mỹ Châu, Vùng Âu Châu, Phi Châu, Úc Châu, Á Châu …
26.2. Trong trường hợp các vùng hoặc các quốc gia không có tên trong danh sách, thì được đặt trực tiếp dưới trách nhiệm của Chủ tịch UB/LLTT/QT.
Chương VIII : Ủy Ban Kỹ Thuật Quốc Tế (UBKT/QT)
ĐIỀU 27. Nhiệm vụ và trách nhiệm UBKT/QT
27.1. Ủy Ban Kỹ Thuật Quốc Tế, là cơ quan trách nhiệm về phương diện kỹ thuật của Vovinam-Việt Võ Đạo như : Chương Trình Huấn Luyện, Khảo Thí, Khảo Hạch, Qui Ứớc, Phát Triển . . . Trên phương diện Quốc Tế.
27.2. UBKT/QT có trách nhiệm về đẳng cấp quốc tế từ trình độ hoàng (huyền) đai nhất cấp đến trình độ chuẩn hồng đai (Chương IV, Điều 12 của Qui ước Đẳng Cấp Quốc Tế đã được Đại Hội VSTG biểu quyết ngày 19-08-2000 tại California – Usa).
27.3. UBKT/QT là cơ quan có chức năng lãnh đạo, tổ chức hệ thống kỹ thuật và đẳng cấp quốc tế, nhưng không có chức năng cấp phát đẳng cấp tại các quốc gia đã thành lập Hội Đồng Võ Sư hoặc Hoặc Đồng Huấn Luyện Quốc Gia, mà chỉ cấp phát đẳng cấp quốc tế tương đương theo yêu cầu của các quốc gia.
27.4. Riêng các quốc gia chưa thành lập HĐVS hoặc HĐHL hoặc chưa đủ tiêu chuẩn tổ chức thi như đã qui định theo Chương IV, Điều 13 Qui ước Đẳng Cấp Quốc Tế. Thì UBKT/QT có chức năng tổ chức thi và cấp phát đẳng cấp tại các quốc gia này.
27.5. UBKT/QT có nhiệm vụ thành lập hồ sơ và công nhận huyền đai quốc tế theo các trường hợp sau đây :
- Các hồ sơ đẳng cấp do các Chủ tịch HĐVS hoặc HĐHL/Quốc Gia đệ trình, dành cho các quốc gia đã thành lập Liên Đoàn và đã được TLĐ/TG công nhận.
- Các hồ sơ đẳng cấp do các Ủy Viên UBKT/QT Đặc Trách các vùng đệ trình, dành cho các quốc gia chưa có HĐVS hoặc HĐHL/Quốc Gia hoặc các quốc gia có địa lý quá lớn.
- Các quốc gia không trong hai trường hợp trên, được đặt trực tiếp dưới quyền lãnh đạo của Chủ tịch UBKT/QT .
ĐIỀU 28. Cơ cấu điều hành UBKT/QT
28.1. Chủ tịch UBKT/QT : Do HĐVS/TG bổ nhiệm và có nhiệm vụ :
- Chủ tọa UBKT/QT, bổ nhiệm các chức vụ trong hội đồng.
- Quyết định tổ chức các kỳ thi, khoá đặc huấn, tu nghiệp… quốc tế.
- Công nhận và cấp phát các đẳng cấp quốc tế từ Hoàng (huyền) đai đệ nhất cấp đến Chuẩn Hồng Đai.
- Cập nhật hoá danh sách các Huyền Đai và các võ sư quốc tế hàng năm.
28.2. Các Đại Diện của Chủ tịch UBKT/QT tại các quốc Gia, được chia thành ba thành phần như sau :
- Các Chủ tịch Hội Đồng Võ Sư Quốc Gia
- Các Chủ tịch Hội Đồng Huấn Luyện Quốc Gia
- Các Đại Diện HĐVS/TG
- Các đại diện này, được đặt dưới sự điều hành tổng quát của Tổng Thư ký HĐVS/TG, đồng thời cũng là đại diện và đặt dưới quyền lãnh đạo của Chủ tịch UBKT/QT về phương diện đẳng cấp tại các quốc gia.
- Có nhiệm vụ lãnh đạo và điều hành về phương diện võ thuật và võ đạo tại các quốc gia.
- Thành lập các hồ sơ đẳng cấp và đề nghị lên Chủ tịch UBKT/QT để được công nhận.
28.3. Các Ủy Viên Kỹ Thuật Quốc Tế : Được Chủ tịch UBKT/QT bổ nhiệm và đại diện UBKT/QT tại các vùng trách nhiệm.
- Có nhiệm vụ theo dõi sự chấp hành nghiêm chỉnh về phương diện kỹ thuật.
- Tổ chức các kỳ thi đẳng cấp từ Hoàng (huyền) đai đệ nhất cấp đến Chuẩn Hồng Đai trong trường hợp các địa phương chưa thành lập Hội Đồng Võ Sư Quốc Gia hoặc Hội Đồng Huấn Luyện Quốc Gia hoặc chưa đủ tiêu chuẩn tổ chức.
- Thành lập các hồ sơ đẳng cấp và đề nghị lên Chủ tịch UBKT/QT để được công nhận.
28.4. Các Ủy Viên Kỹ Thuật Quốc Tế Đặc Trách Phát Triển : Là các nhân sự được Chủ tịch UBKT/QT bổ nhiệm, được trao trách nhiệm trong một lãnh vực đặc biệt trên phương diện quốc tế. Thí dụ : Ủy Viên quốc tế đặc trách phát triển tại các quốc gia, Ủy Viên Quốc Tế đặc trách tổ chức các khoá đặc huấn, Ủy Viên Quốc Tế đặc trách tổ chức giải vô địch... Với một trách vụ giới hạn và được ghi rõ trong Bổ Nhiệm Thư.
ĐIỀU 29. Cấp phát đẳng cấp quốc tế
Điều khoản này được chi tiết hoá hầu áp dụng các điều luật trong Qui ước Đẳng Cấp Quốc Tế đã được Đại Hội VSTG biểu quyết ngày 19-08-2000 tại California – Usa.
29.1. Thể thức xin công nhận đẳng cấp quốc tế tương đương
- Các đẳng cấp xin công nhận tương đương chỉ dành cho các đẳng cấp đã được tổ chức thi tại các Liên Đoàn Quốc Gia. Ngoài ra, các đẳng cấp được tổ chức bởi Ủy Ban Khảo Thí Quốc Tế hoặc Ủy Ban Kỹ Thuật Quốc Tế, sẽ được đương nhiên công nhận, không cần phải xin công nhận tương đương.
- Các đẳng cấp xin công nhận tương đương, phải gửi về :
- Tổng Thư ký HĐVS/TG : Dành cho các trình độ từ Hồng Đai Nhất Cấp trở lên.
- Chủ tịch Ủy Ban Kỹ Thuật Quốc Tế : Dành cho các trình độ từ huyền (hoàng) đai nhất cấp đến Chuẩn Hồng Đai.
29.2. Hồ sơ xin công nhận đẳng cấp quốc tế tương đương
Các hồ sơ xin công nhận đẳng cấp quốc tế tương đương đều hoàn toàn miễn phí và phải hội đủ các điều kiện sau đây :
- Danh sách hồ sơ xin công nhận tương đương phải được xác nhận bởi :
- Chủ tịch Liên Đoàn Quốc Gia hay tương đương
- Chủ tịch HĐVS hoặc HĐHL quốc gia, hoặc đại diện của HĐVS/TG
- Danh sách hồ sơ phải có các chi tiết sau đây :
- Tên, họ, ngày sinh và địa chỉ.
- Đẳng cấp xin tương đương và ngày thi.
Sau khi hồ sơ hội đủ các điều kiện, Chủ tịch UBKT/QT hoặc Tổng Thư ký HĐVS/TG lập danh sách công nhận và cập nhật hoá danh sách đẳng cấp quốc tế chính thức. Đồng thời thông báo đến toàn thể các Liên Đoàn Vovinam-VVĐ thế giới.
29.3. Chứng chỉ đẳng cấp - Sổ thông hành đẳng cấp - Chứng nhận thư.
- Tất cả các hình thức bằng đẳng cấp trên sẽ chỉ cấp phát sau khi đương sự đã được công nhận đẳng cấp tương đương chính thức.
- Hồ sơ xin các bằng đẳng cấp có thể xin tập thể hoặc với tư cách cá nhân, và phải cung cấp thêm các chi tiết sau đây :
- Tên, họ, ngày sinh và địa chỉ
- Đẳng cấp và 3 tấm hình khổ căn cước, đằng sau ghi rõ tên và ngày sinh.
- Nhóm Mắu (Groupe Sanguin - Blood Type) : A, B,O . . .
- Kháng Nguyên D (F. Rhésus - F Rhesus) : "+"," -" . . .
- Đóng lệ phí.
29.4. Giá biểu chi phí : Giá biểu chi phí sẽ được Chủ tịch UBKT/QT và Chủ tịch TLĐ/TG ấn định hàng năm.
ĐIỀU 30. Phân phối các vùng trách nhiệm
30.1. Chủ tịch UBKT/QT có toàn quyền tổ chức và phân chia các vùng trách nhiệm tùy theo nhu cầu và sự diện diện của Vovinam-Việt Võ Đạo tại các địa phương. Thí dụ : Vùng Đông Mỹ Châu, Vùng Tây Mỹ Châu, Vùng Âu Châu, Phi Châu, Úc Châu, Á Châu …
30.2. Trong trường hợp các vùng hoặc các quốc gia không có tên trong danh sách, thì được đặt trực tiếp dưới trách nhiệm của Chủ tịch UBKT/QT.
* * *
Chương IX : Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế (UBGS/QT)
ĐIỀU 31. Nhiệm vụ và trách nhiệm UBGS/QT
31.1. Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế, là cơ quan tối cao của Vovinam-Việt Võ Đạo về các vấn đề kỷ luật. Có bổn phận phân sử các tranh chấp, các kiện cáo và giám sát các sinh hoạt của Vovinam-Việt Võ Đạo trên phương diện quốc tế.
31.2. Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế, có trách nhiệm :
- Xét xử các vi phạm liên quan đến các Qui ước, Chương Trình Huấn Luyện, các Qui Lệ, Nội qui.v.v.v. Trên phương diện quốc tế.
- Theo dõi và kiểm soát các chi-thu và thông qua các báo cáo của Ủy Ban Liên Lạc và Tương Trợ Quốc Tế.
- Cứu xét các đơn khởi tố hoặc đơn khiếu nại của các võ sư thành viên HĐVS/TG, các cơ quan quốc tế, các Liên Đoàn thành viên Vovinam-VVĐ thế giới.
- Phán xét mọi vấn đề mỗi khi có sự yêu cầu của HĐVS/TG hoặc của TLĐ/TG.
- Cứu xét các đơn khiếu nại của các bị cáo đối với các biện pháp kỷ luật tại các quốc gia.
31.3. Ủy Ban Giám Sát QuốcTế là cơ quan có chức năng lãnh đạo và tổ chức hệ thống giám sát quốc tế nhưng không tương đương như là Hội Đồng Kỷ Luật Quốc Tế, vốn có chức năng định kỳ và có bổn phận Xét xử các hồ sơ khởi tố do HĐGS/QT yêu cầu.
ĐIỀU 32. Cơ cấu điều hành của UBGS/QT
32.1. Chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế : Do HĐVS/TG và TLĐ/TG đồng bổ nhiệm và có nhiệm vụ :
- Chủ tọa UBGS/QT.
- Tổ chức và điều hành hệ thống tổ chức của Ủy Ban.
- Bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Kỷ Luật Quốc Tế.
- Thành lập các báo cáo và chịu trách nhiệm trước HĐVS/TG.
32.2. Các Ủy Viên Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế Quốc Tế :
Do HĐVS/TG bổ nhiệm, là các thành viên tương lai trong Thẩm Phán Đoàn hoặc Công Tố Viên hoặc Bào Chữa Viên. Tùy theo văn thư đề cử của Chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế và phải tôn trọng các điều kiện sau đây :
- Không được tham dự vai trò Thẩm Phán Đoàn hoặc Bào Chữa Viên nếu là người đứng ra khởi tố hoặc là thành viên lãnh đạo của cơ quan khởi tố hoặc có liên hệ gia đình trực tiếp với người khởi tố như : cha, mẹ, anh, chị, em, hoặc con.
- Không được tham dự trong vai trò Thẩm Phán Đoàn hoặc Công Tố Viên nếu là người bị tố hoặc thành viên lãnh đạo cơ quan bị tố hoặc có liên hệ gia đình trực tiếp với người bị tố như : cha, mẹ, anh, chị, em, hoặc con.
- Trong trường hợp Chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế là người khởi tố hoặc bị tố, thì Chủ tịch HĐVS/TG sẽ là người thay thế Chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế trên mọi vấn đề.
32.3. Hội Đồng Kỷ Luật Quốc Tế (HĐKL/QT)
Do Chủ tịch UBGS/QT đề cử và chấm dứt nhiệm vụ sau khi hoàn thành công tác sát sử. Các thành viên Hội Đồng Kỷ Luật Quốc Tế được chia ra như sau :
- Chủ tịch Hội Đồng Kỷ Luật : Chủ tọa và điều kiển cuộc Xét xử và quyết định cùng với các thành viên thẩm phán đoàn.
- Các Thẩm Phán Đoàn : Gồm 2 hoặc 4 thành viên hoặc 6 thành viên (luôn luôn là số chẵn), được chọn lựa trong các Ủy Viên Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế. Ngoài ra các nhân sự ngoài Ủy Ban hoặc ngoài Vovinam-Việt Võ Đạo, có thể được mời tham dự, tùy theo nhu cầu và trường hợp Xét xử. Thẩm Phán Đoàn có nhiệm vụ Xét xử và quyết định kỷ luật đối với các nhân sự, các cơ quan sinh hoạt trong Vovinam-Việt Võ Đạo trên toàn thế giới.
- Công Tố Viên: Là người có nhiệm vụ trình bầy các lý do và các bằng cớ trước Thẩm Phán Đoàn để buộc tội bị cáo. Tư cách Công Tố Viên gồm một trong các trường hợp sau đây :
- Phải là một trong những võ sư thành viên HĐVS/TG, là người lập đơn khởi tố. Nhưng có thể ủy quyền cho một nhân sự ngoài HĐVS/TG, thay thế trong vai trò trình bầy trước Thẩm Phán Đoàn.
- Trong trường hợp, một trong những cơ quan quốc tế, trong hệ thống HĐVS/TG hoặc Tổng Liên Đoàn Thế Giới, đứng ra khởi tố thì Công Tố Viên sẽ do Chủ tịch của cơ quan này đảm trách.
- Trong trường hợp một quốc gia khởi tố (Liên Đoàn hoặc HĐVS/QG), thì Công Tố Viên sẽ là đại diện của quốc gia.
- Ngoài ra trong những trường hợp đặc biệt, Công Tố Viên sẽ do Chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế đề cử.
- Bào Chữa Viên: Tư cách Bào Chữa Viên gồm một trong trường hợp như sau :
- Là các nhân sự bị cáo, có quyền bào chữa và đối chất các lý do của Công Tố Viên. Ngoài ra đương sự có thể ủy quyền cho một người khác để bào chữa trước Thẩm Phán Đoàn.
- Là đại diện của các cơ quan quốc tế hoặc quốc gia bị cáo. Thi hành quyền bào chữa trước thẩm phán đoàn.
- Trong trường hợp các bị cáo từ chối bào chữa hoặc vắng mặt hoặc sau hai tháng không trả lời thì Bào Chữa Viên sẽ do Chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế đề cử.
- Thư Ký HĐKL/QT: Có nhiệm vụ ghi chép các diễn tiến trong HĐKL/QT và các quyết định của hội đồng đễ báo cáo lên HĐVS/TG.
- Các quyết định hoặc các báo cáo phải có chữ ký của Chủ tịch và Thư Ký của HĐKL/QT.
32.4. Sinh hoạt của Hội Đồng Kỷ Luật Quốc Tế (HĐKL/QT)
Hội Đồng Kỷ Luật Quốc Tế có thể sinh hoạt hoặc hội họp theo các phương thức sau đây :
- Xét xử theo hồ sơ và không cần hội họp, dành cho các trường hợp không quan trọng. Tùy theo quyết định của Chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế. Nhưng các hồ sơ phải hội đủ các dữ liệu sau đây :
- Quyết định thành lập HĐKL/QT của Chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế.
- Hồ sơ khởi tố của Công Tố Viên cùng các với các dữ kiện : Người hoặc cơ quan khởi tố, lý do khởi tố, đề nghị kỷ luật của người khởi tố, đề nghị kỷ luật của Chủ tịch HĐKL/QT.
- Hồ sơ bảo vệ của Bào Chữa Viên : Các lý do bảo vệ của người hoặc cơ quan bị tố.
- Xét xử trong một cuộc họp chính thức, dành cho các trường hợp quan trọng. Tùy theo quyết định của Chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế. Và phải hội đủ các điều kiện sau đây :
- Quyết định thành lập HĐKL/QT và tổ chức cuộc Xét xử của Chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế.
- Thẩm Phán Đoàn bắt buộc phải có mặt đầy đủ và không được ủy quyền.
- Nếu Công Tố Viên vắng mặt, thì Thẩm Phán Đoàn sẽ không phán sử và hồ sơ khởi tố sẽ hủy bỏ.
ĐIỀU 33. Các biện pháp kỷ luật
33.1. Đối với các cá nhân :
- Cảnh Cáo.
- Cấm thi hoặc cấm sinh hoạt từ 1 đến 10 năm.
- Hạ đẳng cấp hoặc không công nhận đẳng cấp.
- Khai trừ HĐVS/TG hoặc khỏi Vovinam-Việt Võ Đạo.
33.2. Đối với các cơ quan quốc tế hoặc quốc gia :
- Cảnh Cáo.
- Hủy bỏ các quyết định hoặc các biểu quyết của cơ quan bị cáo.
- Truất quyền quyết định hoặc sinh hoạt đến khi có quyết định mới.
- Giải thể cơ quan.
33.3. Áp dụng biện pháp kỷ luật
Các biện pháp kỷ luật do HĐKL/QT Xét xử và quyết định. HĐVS/TG và Tổng Liên Đoàn Thế Giới là hai cơ quan có quyền quyết định tối hậu và áp dụng các biện pháp kỷ luật trên toàn thế giới.
- HĐVS/TG là cơ quan có quyền quyết định tối hậu liên quan đến các vấn đề như :
- Đẳng cấp quốc tế, chương trình võ thuật, võ đạo, bằng đẳng cấp, Nội qui sinh hoạt của HĐVS/TG.v.v.v
- Các võ sư thành viên trong HĐVS/Thế Giới.
- Các nhân sự và các ủy viên quốc tế trực thuộc HĐVS/TG.
- Các cơ quan quốc tế trực thuộc HĐVS/TG
- Các Hội Đồng Võ Sư, các Hội Đồng Huấn Luyện Quốc Gia v.v.v.
- TLĐ/TG là cơ quan có quyền quyết định tối hậu liên quan đến các vấn đề như :
- Tài chánh, tranh giải, Qui Lệ, Nội qui . . .
- Các nhân sự trong Ban Chấp Hành TLĐ/TG.
- Các nhân sự và các ủy viên quốc tế trực thuộc TLĐ/TG.
- Các cơ quan quốc tế trực thuộc TLĐ/TG.
- Các Liên Đoàn Quốc Gia, các cơ quan hành chánh v.v.v.
ĐIỀU 34. Sự phối hợp kỷ luật Quốc Gia - Quốc Tế
Sự phối hợp và tương thông các vấn đề kỷ luật giữa Quốc Gia và Quốc Tế được ấn định như sau :
34.1. Các biện pháp kỷ luật, các quyết định do HĐVS/TG, TLĐ/TG qua Ủy Ban Giám Sát QuốcTế, phải được các quốc gia và các địa phương tuyệt đối tôn trọng.
34.2. Các quyết định kỷ luật của các quốc gia cũng sẽ được HĐVS/TG và TLĐ/TG tôn trọng và sẽ yêu cầu các Liên Đoàn quốc gia thành viên tôn trọng triệt để.
34.3. Trong trường hợp các biện pháp kỷ luật tại các Liên Đoàn Quốc Gia liên quan đến :
- Một trong những võ sư thành viên trong HĐVS/TG.
- Một trong những nhân sự có trách nhiệm trong HĐVS/TG hoặc TLĐ/TG.
Thì các quốc gia phải triệt để tôn trọng các thể thức như sau :
- Có bổn phận gửi hồ sơ kỷ luật lên Tổng Thư ký HĐVS/TG và TLĐ/TG để được công nhận.
- Không được quyền thông báo chính thức hoặc áp dụng biện pháp kỷ luật nếu chưa có quyết định của HĐVS/TG hoặc TLĐ/TG.
- Phải tuyệt đối tôn trọng trong trường hợp HĐVS/TG hoặc TLĐ/TG, phủ quyết quyết định của quốc gia.
34.4. Trong trường hợp 34.3, thì Tổng Thư ký HĐVS/TG hoặc Chủ tịch TLĐ/TG (tùy theo sự trực thuộc), sẽ thi hành thủ tục hành chánh như sau :
- Duyệt xét hồ sơ kỷ luật và sẽ phủ quyết quyết định của quốc gia nếu hồ sơ không có cơ sở hoặc không tôn trọng Nội qui sinh hoạt.
- Trong trường hợp hồ sơ kỷ luật có cơ sở, bị cáo sẽ được liên lạc và được thông báo chính thức.
- Trong trường hợp đương sự khiếu nại và lập hồ sơ bào chữa. thì cả hai hồ sơ (kỷ luật và khiếu nại) sẽ được chuyển đến Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế để yêu cầu Xét xử.
- Trong trường hợp đương sự không khiếu nại hoặc không trả lời sau 2 (hai) tháng kể từ ngày được thông báo, thì HĐVS/LĐMP sẽ hợp thức hoá quyết định của quốc gia và thông tin đến toàn thể các liên đoàn trên thế giới.
* * *
* * *
Chương X : Ủy Ban Thư Viện Quốc Tế (UBTV/QT)
ĐIỀU 35. Nhiệm vụ và trách nhiệm UBTV/QT
35.1. Ủy Ban Thư Viện Quốc Tế, là cơ quan có trách nhiệm thu thập tất cả các : Luận án, tài liệu võ thuật, chương trình huấn luyện, đặc san, báo chí, bích chương, huy hiệu, kỳ hiệu, hình ảnh, phim ảnh,.... của Vovinam-Việt Võ Đạo tại tất cả các võ đường, các trung tâm và các quốc gia trên thế giới, để bảo tồn các sản phẩm văn hóa của Vovinam-Việt Võ Đạo.
35.2. UBTV/QT có nhiệm vụ thông tin đều đặn danh sách các tài liệu đã nhận được từ khắp nơi trên thế giới bằng các phương tiện như Internet, Báo Chí, Nguyệt San, Đặc san.v.v.v.
35.3. UBTV/QT là cơ quan có chức năng : Thu nhận, lập danh sách, thông tin và bảo trì các tài liệu của Vovinam-Việt Võ Đạo, chứ không có chức năng phân phát hoặc phát hành hoặc cung cấp các tài liệu đến các nơi trên thế giới. Chức năng này thuộc thẩm quyền của Ủy Ban Kỹ Thuật Quốc Tế.
35.4. Các địa phương hoặc các võ sư muốn xin bản sao các tài liệu trong danh sách chính thức của UBTV/QT, thì phải theo thủ tục sau đây :
- Liên hệ với Chủ tịch UBTV/QT. Sau đó sẽ được trả lời chính thức sau khi được sự đồng ý của Chủ tịch Ủy Ban Kỹ Thuật Quốc Tế.
- Đóng cước phí và chi phí thực hiện bản sao.
Chương XI : Ủy Ban Nghiên cứu Phương Thức Hợp Nhất Quốc Tế
(UB/NCPTHN/QT)
ĐIỀU 36. Nhiệm vụ và trách nhiệm UB/NCPTHN/QT
36.1. Ủy Ban Nghiên cứu Phương Thức Hợp Nhất Quốc Tế, là cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu các giải pháp, các phương thức, các hình thức và các kế hoạch,... hầu tìm kiếm một giải pháp tiến đến một tổ chức hợp nhất cho toàn thể các sinh hoạt Vovinam-VVĐ trên thế giới.
36.2. Sau khi hoàn tất dự án, các giải pháp hợp nhất phải được soạn thảo thành một đề án để đệ trình lên HĐVS/TG.
36.3. Chủ tịch UB/NCPTHN/QT : Do HĐVS/TG bổ nhiệm và có nhiệm vụ :
- Chủ tọa UB/NCPTHN/QT.
- Tổ chức và điều hành hệ thống tổ chức của Ủy Ban.
- Thành lập các báo cáo, các đề án và chịu trách nhiệm trước HĐVS/TG.
36.4. Chủ tịch UB/NCPTHN/QT, được quyền mời hoặc bổ nhiệm tất cả các nhân sự trong hoặc ngoài HĐVS/TG hoặc TLD/TG, tham gia trong công tác nghiên cứu của Ủy Ban với điều kiện được HĐVS/TG thông qua.
36.5. Trong công tác nghiên cứu và thành lập đề án hợp nhất, Chủ tịch UB/NCPTTN/QT được quyền thương thuyết và đàm phán với danh nghĩa đại diện HĐVS/TG.
Chương XII : Ủy Ban Mạng Lưới Quốc Tế (UBML/QT)
ĐIỀU 37. Nhiệm vụ và trách nhiệm UBML/QT
37.1. Ủy Ban Mạng Lưới Quốc Tế, là cơ quan có trách nhiệm quản lý và phát triển hệ thống Mạng Lưới (WebSite) Vovinam-Việt Võ Đạo Quốc Tế.
37.2. Hệ thống Mạng Lưới Vovinam-Việt Võ Đạo Quốc Tế là cơ quan ngôn luận và thông tin chính thức của HĐVS/TG và Tổng Liên Đoàn Thế Giới. Có bổn phận thông tin các tin tức, các văn thư, các quyết định . . . Của hai cơ quan trên.
37.3. UBML/QT có nhiệm vụ thông tin đều đặn các tin tức, các sinh hoạt, các tài liệu của các Liên Đoàn, các Trung Tâm, các Võ Đường, các võ sư, thành viên trong hệ thống sinh Vovinam-VVĐ Thế Giới.
37.4. UBML/QT là cơ quan có chức năng : kiểm soát và công nhận chính thức các Mạng Lưới được phát triển tại các Liên Đoàn Quốc Gia hoặc tại các địa phương và phải tuân theo các nguyên tắc sau đây :
- Các WebSite được công nhận phải triệt để tôn trọng "Qui ước Quốc Tế về Mạng Lưới Vovinam-Việt Võ Đạo", do UBML/QT soạn thảo và được HĐVS/TG thông qua.
- Trên phương diện quốc gia : Chỉ công nhận một Mạng Lưới Quốc Gia duy nhất (Official National WebSite) cho mỗi quốc gia.
- Trên phương diện Trung Tâm, Võ Đường hoặc cá nhân. UBML/QT chỉ công nhận chính thức sau khi đã được Mạng Lưới Quốc Gia chính thức công nhận.
- UBML/QT có quyền rút lại sự công nhận bất cứ lúc nào và không cần phải nêu lý do.
- UBML/QT có bổn phận rút lại sự công nhận của bất cứ Mạng Lưới nào hoặc tất cả các bài vở đăng trên mạng lưới, nếu có sự yêu cầu của Tổng Thư ký HĐVS/TG hoặc của Chủ tịch TLĐ/TG mà không cần phải nêu lý do.
37.5. Chủ tịch UBML/QT : Do HĐVS/TG và Tổng Liên Đoàn Thế Giới đồng bổ nhiệm và có nhiệm vụ :
- Chủ tọa UBML/QT.
- Tổ chức và điều hành hệ thống tổ chức của Ủy Ban.
- Thành lập các báo cáo hàng năm và chịu trách nhiệm trước HĐVS/TG và TLĐ/TG.
37.6. Chủ tịch UBML/QT, được quyền mời hoặc bổ nhiệm tất cả các nhân sự trong hoặc ngoài Vovinam-Việt Võ Đạo tham gia trong công tác phát triển và quản lý hệ thống mạng lưới quốc Tế.
37.7. Chủ tịch UBML/QT, được quyền ký kết tất cả mọi hiệp thương, giao kèo, hợp đồng với tất cả các cơ quan hoặc xí nghiệp sau khi đã được HĐVS/TG và TLĐ/TG thông qua.
Chương XIII : Sửa đổi Nội Qui Sinh Hoạt
ĐIỀU 38. Sửa đổi Nội qui Sinh Hoạt
38.1. Tất cả các võ sư thành viên HĐVS/TG hoặc thành viên Đại Hội VSTG, đều có quyền đề nghị thay đổi các Chương, Điều, Khoản trong Nội qui Sinh Hoạt này.
38.2. Các đề nghị sửa đổi phải được gửi về Tổng Thư ký HĐVS/TG và sẽ được đề nghị đến các võ sư thành viên HĐ/VS/LĐ/MP để được thông qua.
ĐIỀU 39. Hiệu Lực
39.1. Các Chương, Điều, Khoản của Nội qui Sinh Hoạt HĐVS/TG Vovinam-Việt Võ Đạo gồm 13 Chương và 39 điều, được HĐVS/TG, tu chỉnh và thông qua nhân Đại Hội Võ Sư Thế Giới kỳ 8 được tổ chức tại California- Hoa Kỳ, ngày 15-07-2016. Và có hiệu lực kể từ ngày 01-07-2008.
Bản quyền © Tổng liên đoàn Vovinam-VVĐ Thế giới
Các chữ viết tắt :
Đại Hội VSTG : Đại Hội Võ Sư Vovinam-Viêt Võ Đạo Thế Giới
HĐVS/TG : Hội Đồng Võ Sư Thế Giới
Thượng HDVS : Thượng Hội Đồng Võ Sư
TLĐ/TG : Tổng Liên Đoàn Thế Giới
Hội Đồng VSQG : Hội Đồng Võ Sư Quốc Gia
HĐTV/QT : Hội Đồng Tư Vấn Quốc Tế
HĐGK/QT : Hội Đồng Giám Khảo Quốc Tế
UBKThí/QT : Ủy Ban Khảo Thí Quốc Tế
UBKT/QT : Ủy Ban Kỹ Thuật Quốc Tế
UBLLTT/QT : Ủy Ban Liên Lạc và Tương Trợ Quốc Tế
UBGS/QT : Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế
UB/NCPTHN/QT : Ủy Ban Nghiên cứu Phương Thức Hợp Nhất Quốc Tế
UBML/QT : Ủy Ban Mạng Lưới Quốc Tế
UBTV/QT : Ủy Ban Thư Viện Quốc Tế