Tri ơn và vinh danh
Ủy Ban Kỹ Thuật Quốc Tế
La Commission Technique Internationale
The International Technical Board
281-2022-CTI/VN-01-07-2022
Vs Trần Nguyên Đạo
Tri ơn và vinh danh
Download
Kính thưa quí vị Võ sư, các Huấn luyện viên, các Lãnh đạo và Môn sinh các cấp,
Năm nay, 2022, đối với Vovinam-Việt Võ Đạo là một năm rất đặc biệt, bởi sẽ tổ chức hai sự kiện cùng một thời điểm, đó là : Đại hội Vovinam-Việt Đạo Thế giới lần thứ 9 và Giải vô địch Thế giới lần thứ 6 tại Paris từ các ngày 20 đến 23 tháng 07-2022.
Ngoài ra, nếu tính từ năm võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc qua đời (1960), thì tròn 62 năm. Một năm được gọi là đại tang của Môn phái, mà ngày nay đã trở thành ngày « Lễ gỗ tổ ».
Nhưng năm 1960 cũng đánh dấu khởi điểm sự thay đổi và biến dạng của Vovinam-Việt Võ Đạo, đang từ một vài « trường võ » khiêm nhường, trở thành một đại phái cùng với sự ra đời của Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo đầu tiên của Môn phái và một hệ thống tổ chức kiện toàn như một liên đoàn quốc gia vào năm 1964. Và cũng từ đó, những nền tảng của Môn phái đã được khai sáng như : Danh xưng, chương trình huấn luyện, chương trình thi, chương trình võ đạo, hệ thống đẳng cấp, phù hiệu…. đã trở thành những mũi nhọn xuyên lịch sử làm bàn đạp phát triển cho các phong trào Vovinam-Việt Võ Đạo khắp thế giới.
Trong số các võ sư niên trưởng, thành viên Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo đầu tiên của Môn phái năm 1964, những bậc thầy đã đóng góp xây dựng những nền tảng « xuyên thời gian » nói trên, đến nay, đã có rất nhiều vị đã ra đi, nhưng may mắn thay, vẫn còn một vài vị tại thế ! Trong số đó, có hai vị vẫn tiếp tục đóng góp một cách tích cực và đều đặn từ hơn 62 năm qua. Đó là võ sư niên trưởng Nguyễn Văn Cường và Ngô Hữu Liễn.
Chính vì thế, sự tham dự của hai thầy năm nay, 2022, lại càng trở thành đặc biệt hơn bao giờ hết. Ngoài ra hai thầy còn đưa ý chí sẽ không nhận bất cứ một chức vụ nào, kể cả những chức vụ biểu tượng như nhiều năm qua, mà chỉ giữ tư cách thành viên mà thôi.
Đây không phải là lần đầu hai thầy khơi đặt ý tưởng này, mà đã được biểu lộ trong những đại hội trước (2008, 2012, 2016), nhưng tôi đã thành công trên việc thuyết phục và yêu cầu hai thầy ngồi lại trong những vị trí biểu tượng của hệ thống Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới. Bởi đây là một hình thức đóng góp trực tiếp, hỗ trợ tinh thần cho các Môn sinh trên thế giới cũng như cho các võ sư lãnh đạo của hệ thống.
Trong bất cứ một tổ chức nào, người ta cũng cần những biểu tượng tinh thần truyền thống.
Về phương diện « nguồn gốc », hai thầy là biểu tượng của sự kết nối giữa võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc và chúng ta. Về phương diện « cơ chế », hai thầy là sự nối dài của Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo đầu tiên của Môn phái năm 1964, so với Hội đồng Võ sư Thế giới và Tổng Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới ngày nay. Về phương diện « chính danh », hai thầy là minh chứng cụ thể, là cội nguồn đích thực của Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo, cho phép chúng ta hãnh diện và tiếp tục phát triển lý tưởng võ thuật và võ đạo khắp nơi trên thế giới.
Nhưng đại hội năm nay, khả năng thuyết phục của tôi không còn trụ được nữa ! Bởi tuổi đời của hai thầy đã quá cao, sức khoẻ có hạn và hệ thống của chúng ta phải biết mạnh dạn tự bước và tự tạo những « tinh thần truyền thống mới » cùng với sự cố vấn và bao che của hai thầy. Chính vì thế Đại hội 2022, vốn đã đặc biệt thì lại càng đặc biệt hơn nữa trước sự việc sẽ « chuyển giao » hai chức vụ tinh thần của hệ thống tổ chức quốc tế của chúng ta, đó là : Chủ tịch Hội đồng Võ sư Thế giới và Chủ tịch Thượng Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới.
Kính thưa quí vị, thiên nhiên và con người, cả hai đều phải tuân theo một định luật : Sinh, Lão, Bệnh, Tử, nên không có gì là tuyệt đối. Võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc đã khai sáng và đóng góp cho sự ra đời của Môn phái trong vòng 22 năm (1938-1960), hai võ sư Chưởng môn, Trần Huy Phong và Lê Sáng, cũng đóng góp 43 và 56 năm. Riêng hai thầy Nguyễn Văn Cường và Ngô Hữu Liễn đã đóng góp liên tục trong 62 năm và vẫn chưa chấm dứt… Một đóng góp có trên nửa thế kỷ, tức cả một đời người và qua hàng chục thế hệ.
Chúng ta là những thế hệ sau này, không được hân hạnh thụ huấn với võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc và cũng không phải là những người đã đóng góp khai sáng những « mũi nhọn xuyên lịch sử » như hai thầy. Nhưng chúng ta đã được các thầy trao lại, theo dõi, nhắc nhở, cố vấn, hướng dẫn… để Môn phái vẫn được tiếp tục khai phá khắp nơi trên thế giới.
Những đóng góp quyết định và cốt lõi này đã không cho các thầy thêm danh vọng, không thêm quyền lực và cũng không thêm lợi tức, mà ngược lại còn bị rất nhiều thị phi và tốn kém. Như vậy những đóng góp của hai thầy để làm gì ? Và cho ai ? Có phải chăng vì lý tưởng của nền văn hoá võ thuật Việt Nam nói chung và cho Vovinam-Việt Võ Đạo nói riêng ? Có phải chăng cho tất cả các thế hệ Môn sinh từ hàng chục năm qua và trong tương lai. Đây là một điều cao quí, một gương sáng mà chúng ta phải vinh danh.
- Xin vinh danh võ sư niên trưởng Nguyễn Văn Cường
- Xin vinh danh võ sư niên trưởng Ngô Hữu Liễn
Xin gửi đến hai thầy những lời tri ơn cao quí nhất.
Các thầy là những gương sáng để mọi người noi theo, là đức hạnh, là tinh thần, là con người « Thực người » theo đúng triết lý của Môn phái. Các thầy là những người tâm huyết, đã thấm nhuần tinh thần « Việt võ sĩ », đã thể hiện một cách cao đẹp nguyên lý sống của Việt Võ Đạo, đó là « Sống, để người khác sống và Sống cho người khác ». Các thầy là những tấm gương về nếp sống giản dị, trong sạch, thương người, luôn quyên mình để phục vụ cho lợi ích chung.
Các thầy là những ngọn đuốc tiền phong, có tinh thần khai phá và dấn thân, có lòng dũng cảm, có ý chí dám đảm đương trọng trách và không quản ngại khó khăn. Về phương diện xã hội, các thầy những người uyên bác, có kiến thức cao, có năng lực và có uy tín.
Nhờ thế Vovinam-Việt Võ Đạo mới có những kết quả cao đẹp như ngày hôm nay.
Paris ngày 01/07/2022.
Vs Trần Nguyên Đạo
Võ sư niên trưởng Ngô Hữu Liễn
Võ sư Ngô Hữu Liễn - 2004 |
- Bạch đai Thượng đẳng.
- Môn đệ trực tiếp của Võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc.
- Thành viên Ban Chấp hành Trung ương Vovinam-VVĐ, 1964.
- Chủ tịch Tổng Liên đoàn Vovinam-VVĐ Thế giới (1996-2000).
- Thành viên Hội đồng Võ sư Thế giới (nhiệm kỳ 2000-2012).
- Chủ tịch Thượng Hội đồng Võ sư Thế giới (nhiệm kỳ 2012-2016, 2016-2022).
- Thành viên sáng lập Vovinam-VVĐ Texas, Hoa Kỳ.
Võ sư Ngô Hữu Liễn sinh năm 1937 tại Mỹ Độ, Bắc Giang, Miền bắc Việt Nam. Ông bước vào Môn phái năm 18 tuổi (1955), thụ huấn cùng Võ sư Nguyễn Lộc tại Võ đường Thủ Khoa Huân Sài Gòn (đường Aviateur Garros), vốn là võ đường đầu tiên của võ sư Sáng tổ được thành lập tại Miền nam Việt Nam.
Ông, hiện là một trong những võ sư Niên trưởng cao cấp nhất của Môn phái, thành viên Sáng lập Ban chấp hành Trung ương đầu tiên của Môn phái năm 1964 (còn được gọi là Hội đồng Võ sư đầu tiên của Vovinam-Việt Võ Đạo), sau ngày võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc qua đời.
Đầu năm 1964, ông cùng với các võ sư đương thời : Lê Sáng, Trần Huy Phong, Mạnh Hoàng, Nguyễn Văn Thư, Phan Quỳnh, Trần Bản Quế, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Văn Thông... lên phương án và thiết lập một chương trình pháp lý hóa cho Môn phái và cho ra đời Ban Chấp hành đầu tiên của Môn phái. Võ sư Lê Sáng được bầu làm Chưởng môn, võ sư Trần Huy Phong trở thành nhân vật thứ hai của Môn phái và võ sư Ngô Hữu Liễn phụ trách Ủy viên Pháp lý.
Giải vô địch thế giới lần thứ 5 – Brussels 2018 |
Trong các năm 1964-1975, võ sư Ngô Hữu Liễn liên tiếp nhiệm lãnh các chức vụ như : Ủy viên Tổng phối kiểm, Tổng thư ký Tổng cục Huấn Luyện, Ủy viên Tổng đoàn Thanh niên Việt Võ Đạo… Tham dự công tác huấn luyện tại các Võ đường ở Sàigòn - Chợ Lớn, đặc biệt phụ trách huấn luyện lớp Sĩ quan Cảnh sát Quốc gia với sự phụ tá của võ sư Nguyễn Văn Vang, lớp Cảnh sát Quận 8 với sự phụ tá của võ sư Vũ Kim Trọng và tích cực nhất là các khóa Đặc huấn đào tạo Võ sư, Huấn luyện viên của Môn phái thường được tổ chức hàng năm.
Ngoài các sinh hoạt của Môn phái, ông còn tham gia tích cực các công tác từ thiện qua việc thành lập các Trung tâm Giáo dục Cộng đồng, có mục đích dạy miễn phí hoặc giảm phí luyện thi Trung học Phổ thông, luyện thi Tú Tài và các lớp võ tự vệ dành cho học sinh nghèo Sàigòn và Chợ Lớn cùng với các bạn đồng chí hướng như các giáo sư : Mạnh Hoàng, Trần Huy Phong, Hoàng Quân, Đinh Đức Mậu, Nguyễn Văn Cường, Phan Quỳnh, Nguyễn Xuân Thiều, Mai Trung Hoa....
Luật sư - 1962 |
Ông tốt nghiệp Cử nhân Luật Trường Đại học Luật khoa Sàigòn và gia nhập Luật sư Đoàn Sàigòn năm 1962. Vài năm sau, vì chiến tranh, ông phải động viên nhập ngũ, tốt nghiệp khóa 17, Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức và khóa 10, Sĩ quan Hành chánh Tài chánh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Sau đó ông trở thành Sĩ quan Giảng viên Tài chánh và Khế ước Hành chánh cho trường này.
Cuối năm 1968, ông biệt phái về Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên, giữ nhiệm vụ Thanh tra rồi Trưởng đoàn Thanh tra của Tổng Nha Thanh niên chính phủ Việt Nam Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam cho đến năm 1975.
Năm 1975, vì vận nước, ông và gia đình di tản sang Hoa Kỳ trong một hoàn cảnh khó khăn và định cư tại bang Texas cho đến ngày nay.
|
Ngay sau khi đặt chân đến Hoa Kỳ, ông liền nhập cuộc và tiếp tục công cuộc phát huy tinh hoa võ học Vovinam-Việt Võ Đạo cùng với các võ sư : Nguyễn Thế Hùng, Võ Trung, Võ Thành Long, Nguyễn Văn Đỏ, Nguyễn Chính, Bùi Khắc Hùng, Lê Huy Chương, Nguyễn Văn Lương… thành lập Vovinam-VVĐ Texas trong thập niên 1980. Khởi đầu ông giữ nhiệm vụ Chủ tịch Ban Chấp hành, sau đó Chủ tịch Hội đồng Võ sư Lãnh đạo Vovinam Việt Võ Đạo Texas trong nhiều năm và sau đó nhường lại cho các võ sư trẻ thay ông tiếp tục công trình phát triển Môn phái tại Texas nói riêng và trên thế giới nói chung.
Năm 1995, đáp theo lời kêu gọi của võ sư Trần Huy Phong, ông cùng các võ sư trong Hội Đồng Lâm Thời Võ Sư Vovinam-Việt Võ Đạo Hải Ngoại, ra Tuyên Cáo chính thức thành lập Hội Đồng Võ Sư Lãnh Đạo Môn Phái ngày 16-09-1995. Hội đồng này là tiền thân của Hội đồng Võ sư Thế giới và Tổng Liên đoàn Vovinam-VVĐ Thế giới được thành lập qua Đại hội Võ sư Thế giới 1996 tại Paris-Pháp. Cũng trong đại hội này, ông được tín nhiệm và đắc cử Chủ tịch Tổng Liên đoàn Vovinam-VVĐ Thế giới đầu tiên (nhiệm kỳ 1996-2000), sau đó liên tiếp trong nhiều nhiệm kỳ ông là thành viên Hội đồng Võ sư Thế giới, Thượng Hội đồng Võ sư Thế giới. Và năm 2012 ông được bầu làm Chủ tịch Thượng Hội đồng Võ sư Thế giới, nhiệm kỳ 2012-2016 và nhiệm kỳ 2016-2022.
Đại hội Vovinam-VVĐ Thế giới kỳ 8 – California - 2016 |
Võ sư niên trưởng Nguyễn Văn Cường
Hình 1964 Vs Nguyễn Văn Cường (dưới) Trần Bản Quế (trên)
|
- Bạch đai Chủ tịch Hội đồng Võ sư Thế giới.
- Môn đệ trực tiếp của Võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc.
- Thành viên Ban Chấp hành Trung ương Vovinam-VVĐ, 1964.
- Tổng thư ký Hội đồng Võ sư Vovinam-VVĐ Thế giới hai nhiệm kỳ (1996-2004).
- Thành viên Hội đồng Võ sư Thế giới (nhiệm kỳ 2004-2008, 2012-2016).
- Chủ tịch Thượng Hội đồng Võ sư Thế giới (nhiệm kỳ 2008-2012).
- Chủ tịch Hội đồng Võ sư Thế giới (nhiệm kỳ 2016-2022).
Võ sư Nguyễn Văn Cường vốn là một trong những võ sư cao cấp nhất của Môn phái, thành viên sáng lập Ban Chấp hành Trung ương và Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo đầu tiên của Môn phái năm 1964. Bạch đai thượng đẳng, Tổng thư ký Hội đồng Võ sư Thế giới (HĐVS/TG), hai nhiệm kỳ (1996-2004), Chủ tịch Thượng Hội đồng Võ sư Thế giới nhiệm kỳ 2008-2012 và năm 2016, ông đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới cho đến ngày nay.
Giải vô địch thế giới lần thứ 3 - Đức – 2010 Vs Nguyễn Văn Cường (giữa) |
Ông Nguyễn Văn Cường sinh năm 1938 tại Việt Nam, xuất thân từ một gia đình khiêm nhường tại Hà Nội, Miền bắc Việt Nam, có truyền thống Bác sĩ tây học từ nhiều đời.
Năm 1954, gia đình ông di cư vào Miền nam, ông vào học trường Trung học La San Taberd, Hồ Ngọc Cẩn (tú tài I) và Chu Văn An (Tú tài 2). Sau đó ông tốt nghiệp cử nhân Luật (Đại học Luật khoa) và cử nhân Văn chương (Đại học Văn khoa) Sàigòn.
Năm 1966, ông tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh (khoá 11). Sau đó vì chiến tranh, ông phải động viên nhập ngũ, tốt nghiệp Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức, khóa 23. Năm 1967/1968, ông được bổ nhiệm làm Phó quận trưởng quận Di Linh và năm 1972 ông trở thành Phó Tỉnh trưởng tỉnh Lâm Đồng cho đến tháng 4-1975.
Sau hai năm bị tù đầy bởi có sự thay đổi chế độ tại VN, năm 1976 ông vượt trại tù và vượt biên qua Thái Lan và sau đó đến lập nghiệp tại Hoa Kỳ (bang Oklahoma) vào năm 1977 cho đến ngày nay.
Đại hội Vovinam-VVĐ Thế giới kỳ 8 – California - 2016
|
Võ sư Nguyễn Văn Cường bước vào Môn phái năm 1956 qua bạn của ông, võ sư Trần Huy Phong và đến học với võ sư Nguyễn Lộc tại võ đường Thủ Khoa Huân, đường Aviateur Garros, và từ đó ông trở thành một nhân tố cột trụ của Vovinam-Việt Võ Đạo.
Năm 1964 ông đã cùng với các võ sư lãnh đạo đương thời đứng ra thành lập Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo và pháp lý hoá Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo dưới dạng một Liên đoàn quốc gia. Riêng ông đảm nhiệm chức vụ Thủ quĩ của Ban Chấp hành Trung ương với đẳng cấp Chuẩn hồng đai (tương đương đệ tứ đẳng quốc tế).
Năm 1990, nhân đại hội Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới lần đầu tiên tại California, Hoa Kỳ, ông trở thành thành viên sáng lập Tổng Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Quốc tế với chức vụ Ủy viên Cố vấn Ban Chấp hành trung ương. Nhưng rất tiếc cơ quan này chỉ hoạt động được khoảng 1 năm thì giải tán vì nhiều lý do.
Giải vô địch thế giới lần thứ 3 - Đức - 2010 |
Năm 1995, đáp theo lời kêu gọi của võ sư Trần Huy Phong, ông cùng các võ sư trong Hội Đồng Lâm Thời Võ Sư Vovinam-Việt Võ Đạo Hải Ngoại, ra Tuyên Cáo chính thức thành lập Hội Đồng Võ Sư Lãnh Đạo Môn Phái ngày 16-09-1995. Hội đồng này là tiền thân của Hội đồng Võ sư Thế giới và Tổng Liên đoàn Vovinam-VVĐ Thế giới được thành lập qua Đại hội Võ sư Thế giới lần thứ 2, được tổ chức tại Paris-Pháp năm1996.
Cũng trong đại hội này, ông được tín nhiệm và được bầu vào chức vụ Tổng thư ký đầu tiên của Hội đồng Võ sư Vovinam-VVĐ Thế giới liên tiếp trong hai nhiệm kỳ (1996-2004), sau đó ông tiếp tục nhiệm lãnh nhiều chức vụ then chốt và quan trọng, nhất là năm 2016, nhân đại hội thế giới lần thứ 8 tại California-Hoa Kỳ, ông đã được tín nhiệm vào trách vụ cao quí nhất của Môn phái : Chủ tịch Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới, một chức vụ được thay thế cho chức vụ Chưởng môn.
Đại hội Vovinam-VVĐ Thế giới kỳ 8 – California, Hoa Kỳ – 2016 Vs Nguyễn Văn Cường và Ngô Hữu Liễn
|
Tiến trình từ chức vụ Chưởng Môn
đến chức vụ Chủ tịch Hội đồng Võ sư Thế giới
(1) Võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc (1912-1960) |
(2) Võ sư Chưởng môn đời II (1964-1986, 1990-2010) Vs Lê Sáng (1920-2010) |
(3) Võ sư Chưởng môn đời III (1986-1990) Vs Trần Huy Phong (1938-1997) |
(4) Võ sư Chủ tịch Hội đồng Vs Thế giới (2002-2004) Vs Lê Sáng (1920-2010) |
(5) Võ sư Chủ tịch Hội đồng Vs Thế giới (2004-2016) Vs Nguyễn Dần (1928-2016) |
(6) Võ sư Chủ tịch Hội đồng Vs Thế giới (2016) Vs Nguyễn Văn Cường |
(1) Thời võ sư Nguyễn Lộc sáng lập Môn phái từ năm 1938 cho đến ngày ông qua đời 1960, chức vụ Chưởng Môn chưa có, và ông chỉ xưng là võ sư Sáng lập Môn phái Vovinam.
(2) Sau 4 năm sau ngày võ sư Nguyễn Lộc qua đời, năm 1964, Hội đồng Võ sư đầu tiên của Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo, thành lập chức vụ Chưởng Môn và bầu võ sư Lê Sáng vào chức vụ này.
( 3) Năm 1986, võ sư Lê Sáng nhường chức vụ Chưởng môn cho võ sư Trần Huy Phong. Nhưng đến năm 1990, võ sư Trần Huy Phong lại nhường lại cho võ sư Lê Sáng.
(4) Năm 1996, nhân đại hội thế giới lần thứ 2, được tổ chức tại Paris để thành lập Hội đồng Võ sư Thế giới (HĐVS/TG) và Tổng Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới. Đại hội đã biểu quyết hủy bỏ chức vụ Chưởng môn và được thay thế bởi chức vụ Chủ tịch HĐVS/TG. Nhưng chức vụ này được bỏ trống bởi vẫn công nhận chức vị Chưởng môn của võ sư Lê sáng cho đến ngày ông qua đời. Năm 2002, nhân dịp võ sư Lê Sáng qua thăm viếng Hoa kỳ, HĐVS/TG đã thành lập một buổi họp đặc biệt để võ sư Lê Sáng tiếp nhận chính thức chức vụ Chủ tịch HĐVS/TG (xem hình đính kèm ở dưới).
(5) Năm 2004, võ sư Lê Sáng từ nhiệm vì lý do hoàn cảnh đất nước. HĐVS/TG đã bầu võ sư Nguyễn Dần (bào đệ của Vs Nguyễn Lộc) tạm thời thay thế Chủ tịch lâm thời HĐVS/TG, bởi võ sư Lê sáng vẫn còn tại thế. Năm 2010, sau khi võ sư Lê Sáng qua đời, võ sư Nguyễn Dần đã chính thức đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐVS/TG và cũng từ năm 2010, chức vụ này đã chính thức thay thế chức vụ Chưởng môn Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo.
(6) Năm 2016, sau khi võ sư Nguyễn Dần qua đời, nhân đại hội thế giới lần thứ 8, được tổ chức tại California, Hoa Kỳ, Đại hội đã biểu quyết bầu võ sư Nguyễn Văn Cường vào chức vụ Chủ tịch HĐVS/TG và ông đã đảm nhiệm trọng trách này cho đến ngày nay.
California, Hoa Kỳ - 2002, Buổi họp đặc biệt của HĐVS/TGVõ sư Chưởng môn Lê Sáng chính thức nhiệm chức Chủ tịch HĐVS/TGTrái/phải : Võ sư Nguyễn Văn Cường, Lê Sáng, Ngô Hữu Liễn, Lê Trọng Hiệp, Nguyễn Dần. |
© La Fédération Mondiale de Vovinam-VietVoDao | http://vovinamworldfederation.com
Nguyên Tắc Sinh Hoạt Đại Hội Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới kỳ 9 - 2022
- Chi tiết
- Lượt xem: 783
Réf. 131-22-TTK/VN- 08-01-2022
Nguyên Tắc Sinh Hoạt
Đại Hội Vovinam-Việt Võ Đạo
Thế Giới kỳ 9 - 2022
Download
Đại hội võ sư và Tổng Liên đoàn Vovinam-VVĐ Thế giới kỳ 9, cùng với giải Vô địch Thế giới lần thứ 6, sẽ được tổ chức tại Paris vào các ngày 20 đến 23 tháng 7 - 2022.
- Ban tổ chức được đặt dưới sự điều động của Liên đoàn Vovinam-VVĐ Pháp.
- Tất cả các Chủ tịch Liên đoàn Quốc gia và các Võ sư từ trình độ Chuẩn hồng đai trở lên, thành viên của HĐVS Vovinam-VVĐ Thế giới đều được Ban tổ chức đài thọ trong các ngày đại hội, với điều kiện đã đóng góp niên liễm chiếu theo văn thư 53-2021-TLD/TG/VN-18-11-2021 của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Thế giới. Xin xem danh sách các thành viên :http://vovinamworldfederation.eu/vi/hoi-dong-vo-su-the-gioi/danh-sach-vs-the-gioi.html
- Thời điểm đại hội :
- Từ 20/07 đến 23/07/2022.
- Địa điểm đại hội :
- Paris.
- Ban tổ chức
- Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Pháp
- Tổng thư ký HĐVS/TG : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật quốc tế : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Chủ tịch Liên đoàn Vovinam-VVĐ Pháp : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Ngôn ngữ sử dụng
Ngôn ngữ chính thức của đại hội sẽ là : Việt, Anh và Pháp, sẽ được thông dịch song song giữa 3 ngôn ngữ.
Nghị trình đại hội Vovinam-VVĐ thế giới
Dưới đây là nghị trình tạm thời, đề nghị bởi Tổng thư ký HĐVS/Thế giới và Chủ tịch TLĐ/TG. Tất cả các thành viên đại hội Vovinam-VVĐ thế giới đều có quyền bổ túc hoặc đề nghị. Yêu cầu gửi về Võ sư Tổng thư ký 1 tháng trước ngày khai mạc đại hội.
Thứ 4 - 20/07/2022
- 07g30 – 08g30 : Đón tiếp các Võ sư.
- 08g30 : Khai mạc đại hội Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới.
- Nghi thức khai mạc (Ban tổ chức - Vs Amar Guerrib).
- Diễn văn của Chủ tịch HĐVS/TG (Vsnt Nguyễn Văn Cường), chào mừcác quan khách và các thành viên tham dự - Tuyên bố khai mạc đại hội.
- Tổng thư ký HĐVS/TG (Vs Hà Kim Khánh) giới thiệu Ban chủ tọa và thành phần các quốc gia tham dự.
- Vs Chủ tịch Ban chủ tọa nhắc lại các nguyên tắc và cung cách sinh hoạt của đại hội.
- Điều chỉnh nghị trình đại hội. Biểu quyết kết nạp/khai trừ các thành viên mới, theo danh sách công bố bởi Tổng thư ký HĐVS/TG.
- Kiểm điểm số thành viên, phiếu ủy quyền và tổng số phiếu bầu cử.
- Tổng thư ký HĐVS/TG báo cáo các sinh hoạt nhiệm kỳ 2016-2020 (gia hạn đến 2022 vì đại dịch covid-19) và trả lời các câu hỏi. Biểu quyết thông qua các báo cáo.
- Thảo luận, biểu quyết các đề nghị, dự án, tu chỉnh, đường hướng…
- Nghỉ giải lao.
- Bầu cử 7 thành viên lãnh đạo HĐVS/Thế giới.
- Các tân thành viên lãnh đạo HĐVS/TG họp kín biểu quyết:
- Tổng thư ký HĐVS/TG.
- Đề cử Chủ tịch HĐVS/TG và Chủ tịch Thượng HĐVS/TG.
- Diễn văn của tân Tổng thư ký - Thông báo kết quả - Linh tinh - Kết thúc đại hội HĐVS/TG.
- 16g00 : Khai mạc Đại hội Tổng Liên đoàn Vovinam-VVĐ/TG
- Diễn văn của Chủ tịch TLĐ/TG, (Vsnt Nguyễn Thế Trường), chào mừcác thành viên tham dự và tuyên bố khai mạc đại hội.
- Chủ tịch TLĐ/TG: Giới thiệu Ban chủ toạ.
- Chủ tịch Ban chủ tọa, nhắc lại các nguyên tắc và cung cách sinh hoạt của đại hội.
- Điều chỉnh nghị trình đại hội. Biểu quyết kết nạp/Khai trừ các Liên đoàn hoặc các quốc gia thành viên mới theo đề nghị của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Thế giới.
- Kiểm điểm số thành viên, phiếu ủy quyền và tổng số phiếu bầu cử.
- Vs Chủ tịch TLĐ/TG báo cáo các sinh hoạt nhiệm kỳ 2016-2020 (gia hạn đến 2022 vì đại dịch covid-19) và trả lời các câu hỏi. Biểu quyết thông qua các báo cáo.
- Thảo luận, biểu quyết các đề nghị, dự án, tu chỉnh, đường hướng cho nhiệm kỳ 2022-2026.
- Bầu cử Chủ tịch TLĐ Vovinam-VVĐ Thế giới.
- Diễn văn của tân Chủ tịch TLĐ Vovinam-VVĐ thế giới - Giới thiệu tân Ban chấp hành.
- Kết thúc đại hội TLĐ/TG.
Thứ năm - 21/07/2022
- 07g30 – 08g30 : Đón tiếp các Võ sư và các thí sinh.
- 08g30 – 12g00 : Khoá thi Chuẩn hồng đai và đệ trình luận án của các Võ sư Hồng đai.
- 12g00 – 13g30 : Nghỉ giải lao.
- 13g30 – 18g00 : Thi và trình luận án tiếp theo.
Thứ sáu - 22/07/2022
- 07g30 - 08g30 : Đón tiếp các Võ sư, báo chí, các cơ quan truyền thông, truyền thanh và các thân hữu.
- 08g30 : Khai mạc và thông báo kết quả đại hội thế giới lần thứ 9
- Diễn văn của Ban tổ chức (Vs Geurrib Amar).
- Diễn văn chào mừng của Võ sư Chủ tịch Thượng Hội đồng võ sư Thế giới.
- Thông báo kết quả đại hội kỳ 9.
- Giới thiệu tân Ban lãnh đạo HĐVS/TG và Ban chấp hành TLĐ/TG.
- Diễn văn của tân Tổng thư ký HĐVS/TG.
- Diễn văn của tân Chủ tịch TLĐ/TG.
- Thông báo kết quả thi và trình luận án võ sư quốc tế - Lễ thắt đai cho các võ sư.
- Thông báo quyết định tân thăng võ sư - Lễ thắt đai.
- Lễ bế mạc đại hội Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới lần thứ 9.
- 12g00 - 13g30 : Nghỉ giải lao.
- 13g30 : Khai mạc Giải vô địch Thế giới lần thứ 6.
Tranh vòng loại các giải vô địch.
Thứ bảy - 23/07/2022
- 08g30 - 12g00 : Tiếp tục tranh giải từ vòng loại đến bán kết.
- 13g30 : Chung kết giải vô địch thế giới lần thứ 6.
Các Nguyên Tắc Chung
Các nguyên tắc sinh hoạt dưới đây là những tóm lược theo Nội Qui Sinh Hoạt của Hội Đồng Võ Sư Vovinam-VVĐ Thế Giới đã được biểu quyết từ ngày thành lập, năm 1996, và tu chỉnh cuối cùng nhân đại hội thế giới kỳ 8 tại Hoa Kỳ, ngày 15-07-2016.
Bản nội qui sinh hoạt này gồm 48 trang, chứa đựng rất nhiều “điều luật” và các chi tiết theo từng cơ chế. Chính vì thế Ban tổ chức (BTC) xin tóm tắt một số những điều luật chính, thành “Các Nguyên Tắc Chung” hầu tiết kiệm thời giờ cho quí thầy và hy vọng rằng, qua đó, các sinh hoạt của đại hội sẽ đạt được mạch lạc và nghiêm túc. Tuy nhiên nếu quí vị muốn xem nguyên văn Nội Qui Sinh Hoạt của HĐVS/TG thì xin vào: http://vovinamworldfederation.eu/vi/hoi-dong-vo-su-the-gioi/van-ban-chinh-thuc-hdvstg/noi-qui-sinh-hoat-vovinam-vvd.html
Sơ đồ hệ thống bầu cử
Những nguyên tắc chung về : Bầu Cử - Đề Cử - Biểu Quyết - Ủy Quyền
1.Nguyên tắc qui định:
- Đại Hội Võ Sư Thế Giới được triệu tập bởi Tổng thư ký HĐVS/TG.
- Đại Hội TLĐ/TG do Chủ tịch TLĐ/TG triệu tập.
- Tổng số phiếu hiện diện và phiếu ủy quyền phải có trên 60% +1 trên tổng số phiếu của các thành viên Đại Hội VSTG hoặc cử tri đoàn của TLĐ/TG.
2.Nguyên tắc đa số tương đối được áp dụng cho việc bầu cử :
- Các thành viên lãnh đạo HĐVS/TG ( các ứng cử viên cao phiếu nhất sẽ đắc cử).
- Chủ tịch Tổng liên đoàn Thế giới (ứng cử viên cao phiếu nhất sẽ đắc cử).
3.Nguyên tắc đa số quá bán (50%+1 trên tổng số phiếu) được áp dụng cho các việc :
- Biểu quyết các dự án như : Nội Qui, Qui Lệ, Qui Ước, cập nhật nhật hoá 10 điều tâm niệm, hệ thống đẳng cấp. . .
- Các Vs xin gia nhập Hội đồng VSTG.
4.Nguyên tắc bầu cử.
- Nguyên tắc bỏ phiếu kín được áp dụng cho các trường hợp liên quan đến một cá nhân hoặc các chức vụ trong HĐVS/TG hoặc TLĐ/TG.
- Nguyên tắc biểu quyết bằng cách "giơ tay", trong các trường hợp không liên quan đến một cá nhân. Nhưng phương pháp bỏ phiếu kín sẽ được áp dụng trong trường hợp có sự yêu cầu của ít nhất 3 võ sư.
- Trong trường hợp đồng phiếu, thì phương pháp bắt thăm sẽ được áp dụng.
5.Nguyên tắc ứng cử, và đề cử.
- Tất cả các Vs thành viên chính thức của Hội đồng VSTG, đều có quyền ứng cử hoặc đề cử các ứng cử viên lãnh đạo HĐVS/TG. (xem mẫu đơn:F1_Candidature ou Délégation de pouvoir CDM).
- Các Vs được đề cử, nếu hiện diện phải xác nhận sự đề cử này, nếu vắng mặt thì phải xác nhận trong phiếu ủy quyền.
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng thư ký ban lãnh đạo HĐVS/TG không được quyền kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch TLĐ/TG.
- Các Vs đắc cử thành viên HĐVS/TG (ngoại trừ Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng thư ký) đều có quyền ứng cử chức vụ Chủ tịch TLĐ/TG hoặc sinh hoạt trong Ban chấp hành TLĐ/TG.
- Chủ tịch TLĐ/TG cũng có quyền ứng cử vào trong Ban lãnh đạo HĐVS/TG (ngoại trừ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng thư ký), nếu đương sự có tư cách thành viên trong Đại Hội VSTG.
6.Quyền đầu phiếu và sự ủy quyền của các thành viên Đại Hội VSTG.
- a.Các Vs thành viên chính thức của Hội đồng VSTG, đều bình đẳng trước đại hội, mỗi người một phiếu.
- b.Các Vs thành viên chính thức đều có quyền :
-
- Biểu quyết, phát biểu về tất cả mọi vấn đề theo nghị trình của đại hội, nhưng phải tôn trọng thời gian phát biểu và được Chủ tọa đoàn cho phép phát biểu.
- Đề nghị các dự án mới, hoặc yêu cầu thay đổi các qui chế sinh hoạt đã có trong Hội Đồng, nhưng phải gửi về Tổng thư ký HĐVS/TG, trước 20 ngày để đưa vào Nghị trình.
-
- c.Tất cả các Vs thành viên vắng mặt có thể ủy quyền cho một Vs thành viên chính thức hiện diện trong đại hội. Theo tu chỉnh của đại hội 7, tháng 05-2012, thì các võ sư hiện diện chỉ được 5 phiếu ủy quyền tối đa.
- d.Các phiếu ủy quyền bằng điện thoại hoặc nhắn tin hoặc nói miệng đều không có giá trị. Phiếu ủy quyền chỉ có giá trị theo 3 phương thức sau đây.
-
- Phiếu Ủy Quyền : xem mẫu đơn :F1_Candidature ou Délégation de pouvoir CDM dành cho các võ sư và F2_Candidature ou Délégation de pouvoir Federation dành cho các chủ tịch Liên đoàn quốc gia).
- Viết thư tay
- Gửi bằng điện thư (Email) về Ban tổ chức hoặc Tổng thư ký HĐVS/TG.
-
7.Quyền đầu phiếu và sự ủy quyền của Tổng liên đoàn thế giới (TLĐ/TG)
- Các thành viên Cử tri đoàn gồm :
- Các thành viên lãnh đạo đắc cử trong HĐVS/TG : Mỗi người một phiếu.
- Các Liên đoàn quốc gia được công nhận chính thức : Mỗi liên đoàn một phiếu.
- Các thành viên Cử tri đoàn có thể ủy quyền cho một nhân sự (võ sư hoặc môn sinh) hiện diện trong đại hội. xem mẫu đơn F2_Candidature ou Délégation de pouvoir Federation dành cho các chủ tịch Liên đoàn quốc gia).
- Tất cả các nhân sự đại diện các Liên Đoàn và các Vs thành viên HĐVS/TG đều có quyền ứng cử và đề cử.
- Phương thức bầu cử được áp dụng là : bỏ phiếu kín theo phương thức đa số tương đối.
Đại Hội Võ Sư và Tổng Liên Đoàn Vovinam-VVĐ Thế Giới
I. Triệu Tập Đại Hội
1- Đại Hội phải được triệu tập trước 2 tháng ngày khai mạc đại hội :
Đại Hội Võ Sư Thế Giới được triệu tập bởi Tổng thư ký HĐVS/TG.
Đại Hội TLĐ/TG do Chủ tịch TLĐ/TG triệu tập.
2- Nghị trình tối thiểu của đại hội phải được công bố chính thức trước 1 tháng ngày khai mạc đại hội và phải theo thứ tự như sau :
- Tổng thư ký HĐVS/TG và Chủ tịch TLĐ/TG, đề cử chủ tọa đoàn, được chia ra như sau :
- Chủ tọa đại hội : Điều khiển đại hội.
- Phó chủ tọa : Phụ tá và thay thế nếu Chủ tọa vắng mặt.
- Thư ký đại hội : Ghi chép và lập biên bản.
- Phó thư ký : Ghi chép song song với Thư ký.
- 3 thành viên Chủ tọa đoàn : Quyết định và góp ý kiến với Chủ tọa đoàn.
- Điều chỉnh Nghị trình đại hội.
- Tổng thư ký HĐVS/TG và Chủ tịch TLĐ/TG có nhiệm vụ báo cáo các thành quả và các sinh hoạt nhiệm kỳ đã qua (2016-2020) và trả lời các câu hỏi của các thành viên.
- Biểu quyết thông qua các báo cáo.
- Biểu quyết kết nạp các thành viên mới, theo danh sách công bố bởi Tổng thư ký HĐVS/TG.
II. Tư cách thành viên HĐVS/TG
1- Các Vs thành viên chính thức gồm :
Các Vs đã được công nhận qua các đại hội : 1996, 1998, 2000, 2002, 2004, 2008, 2012, 2016 và 2020. Danh sách các Vs thành viên chính thức sẽ được công bố 1 tháng trước ngày đại hội bởi Vs Tổng thư ký HĐVS/TG.
2- Hợp thức hoá các thành viên mới dành cho :
- Các tân Vs Chuẩn hồng đai (mới thi lên đai) đang sinh hoạt trong hệ thống đã được công nhận bởi HĐVS/TG và TLĐ/TG.
- Danh sách các Vs này sẽ được công bố bởi Tổng thư ký HĐVS/TG và sẽ được đại hội biểu quyết thông qua. Yêu cầu các Vs lãnh đạo tại các quốc gia gửi danh sách xin hợp thức hoá cho các tân võ sư của quốc gia mình - thi từ năm 2016 đến nay - đến Vs Tổng thư ký để lập danh sách chính thức (theo mẫu đơn: F3_Demande pour nouveaux maîtres).
3- Các võ sư xin gia nhập.
- Dành cho các Vs có trình độ từ Chuẩn cao đẳng trở lên, chưa sinh hoạt hoặc chưa gia nhập hệ thống HĐVS/TG và TLĐ/TG.
- Đơn xin gia nhập và gửi về Tổng thư ký HĐVS/TG trước 15 ngày (xem mẫu đơn : F4_Demande adhésion).
- Phải được giới thiệu ít nhất bởi hai võ sư thành viên chính thức trong Đại Hội HĐVS/TG.
4- Các nhân sự dự thính :
- Gồm các Vs, môn sinh, các thân hữu, được mời bởi Ban tổ chức hoặc Tổng thư ký HĐVS/TG, hoặc Chủ tịch TLĐ/TG.
- Các nhân sự này không có quyền biểu quyết và chỉ có quyền phát biểu nếu được Chủ tọa đoàn cho phép.
III. Diễn tiến bầu cử các thành viên lãnh đạo HĐVS/TG.
1- Nhân số các thành viên lãnh đạo :
- Nhân số các thành viên lãnh đạo trong HĐVS/TG sẽ được Tổng thư ký HĐVS/TG đề nghị trong mỗi đại hội thế giới, tùy theo nhu cầu và phải được Đại Hội HĐVS/TG chấp thuận theo phương pháp đa số quá bán.
- Nhân số các thành viên lãnh đạo nhiệm kỳ 2016-2020 là : 7 thành viên đắc cử và 1 Chủ tịch.
2- Tiến trình thành lập danh sách ứng cử viên :
- Kêu gọi và thành lập danh sách các ứng cử viên.(các võ sư xin ứng cử).
- Tiến trình đề cử (các võ sư đề cử các vs khác).
- Các Vs được đề cử, chấp nhận đề cử.
- Thành lập danh sách các ứng cử viên chính thức. (gồm các ứng cử viên và các đề cử viên).
3- Phương thức bầu cử :
- Các Vs biểu quyết bằng cách viết tên các ứng cử viên vào phiếu biểu quyết của mình. Và có thể chọn từ 1 đến số lượng tối đa đã định hoặc bỏ phiếu trắng.
- Các phiếu bất hợp lệ dành cho những trường hợp sau đây :
- Viết tên quá số lượng đã định,
- Viết tên ngoài danh sách,
- Gạch, xoá hoặc ,
- Viết thêm bất cứ lời phê bình nào.
- Các ứng cử viên hoặc đề cử viên mỗi người có 10 phút để phát biểu và trả lời các câu hỏi.
- Các ứng cử viên cao phiếu nhất sẽ đắc cử vào Ban lãnh đạo HĐVS/TG. Trong trường hợp danh sách ứng cử viên ít hơn số lượng tối đa đã định, sự đắc cử chỉ được công nhận nếu ứng cử viên nào đạt được 40% tổng số phiếu +1 trở lên.
- Trong trường hợp hai ứng cử viên đồng phiếu vào hạng cuối cùng, thì phương thức bốc thăm sẽ được áp dụng để quyết định người đắc cử.
- Sau khi đắc cử, các thành viên HĐVS/TG họp kín và đề cử ra 4 người:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng thư ký HĐVS/TG.
- Chủ tịch Thượng hội đồng võ sư.
IV. Tư cách thành viên và phương thức bầu cử Chủ tịch TLĐ/TG
1- Các Liên Đoàn thành viên chính thức gồm :
a.Các Liên đoàn quốc gia đã được công nhận từ đại hội 1996 đến nay, gồm 15 Liên Đoàn và 23 quốc gia với quyền biểu quyết như sau :
b.Liên đoàn quốc gia sáng lập viên :
1.Liên Đoàn Bỉ.
2.Liên Đoàn Pháp.
3.Liên Đoàn Đức.
4.Liên Đoàn Thụy Sĩ.
5.Liên Đoàn Úc Đại Lợi (sẽ biểu quyết trường hợp Liên đoàn này).
c.6 Liên đoàn quốc gia được công nhận từ năm 2001 đến 2008 :
6.Liên Đoàn Gia Nã Đại.
7.Vovinam-VVĐ Bạch Nga.
8.Vovinam-VVĐ Ukraina.
9.Vovinam-VVĐ Maroc.
10.Liên Đoàn Senegal.
11.Liên Đoàn MiềnTây Hoa Kỳ.
12.Liên Đoàn Texas - Hoa Kỳ.
13.Vovinam-VVĐ Tây Ban Nha.
14.Liên Đoàn Burkina-Faso.
d.Liên đoàn quốc gia được công nhận từ năm 2008 đến 2016 :
15.Vovinam-VVĐ Mali.
e.Phong trào quốc gia dự khuyết chưa có quyền biểu quyết :
16.Liên đoàn Vovinam-VVĐ Đông Hoa Kỳ (sẽ biểu quyết trường hợp Liên đoàn này).
17.Vovinam-VVĐ Guinée.
18.Vovinam-VVĐ Togo.
19.Vovinam-VVD Côte d’Ivoire.
20.Vovinam-VVĐ Liên Xô.
21.Vovinam-VV Đ Ba Lan.
22.Vovinam-VV Đ Mauritanie.
23.Vovinam-VV Đ Niger.
24.Vovinam-VV Đ Émirats Arabes Unis (Dubai).
2- Các Liên Đoàn xin gia nhập :
Các Liên đoàn quốc gia xin gia nhập phải hội đủ các điều kiện sau đây :
- Phải là một tổ chức có quyền hạn và có hệ thống tổ chức sinh hoạt trên tầm mức quốc gia như : Liên đoàn quốc gia, Ủy Ban Quốc Gia, Hiệp Hội Quốc Gia . . . .
- Phải hợp thức hóa về phương diện pháp lý trong quốc gia đang sinh hoạt.
- TLĐ/TG chỉ công nhận một tổ chức Vovinam-VVĐ duy nhất trong một quốc gia, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt dành cho các quốc gia có một tầm mức địa lý to lớn như : Liên Xô, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại v.v.
- Phải có tối thiểu 5 võ đường và trên 200 môn sinh. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt.
- Phải được Chủ tịch TLĐ/TG và Chủ tịch Ủy Ban Kỹ Thuật Quốc Tế (UBKTQT) công nhận.
3- Các tổ chức dự khuyết :
- Dành cho các tổ chức Vovinam-VVĐ tại các quốc gia chưa đủ điều kiện để trở thành thành viên chính thức hoặc đang trong giai đoạn đang được cứu xét hồ sơ xin gia nhập.
- Các tổ chức này được gọi là : Văn phòng đại diện, đặt dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của :
-
- Chủ tịch TLĐ/TG : Về phương diện hành chánh.
- Chủ tịch UBKTQT (Ủy Ban Kỹ Thuật Quốc Tế): Về phương diện kỹ thuật.
- Các tổ chức dự khuyết, không có quyền biểu quyết, nhưng có thể tổ chức và sinh hoạt như một liên đoàn chính thức như : Tổ chức các kỳ thi lên đẳng cấp, giải vô đich toàn quốc v.v.v. Với điều kiện được sự chấp thuận và phải hợp lệ theo nội qui của TLĐ/TG.
V. Diễn tiến bầu cử Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Thế Giới.
1.Danh sách ứng cử viên :
- Kêu gọi và thành lập danh sách các ứng cử viên.
- Tiến trình đề cử.
- Các Vs hoặc võ sinh được đề cử, chấp nhận sự đề cử.
- Thành lập danh sách các ứng cử viên chính thức (gồm các ứng cử viên và đề cử viên).
2.Phương thức bầu cử :
- Các ứng cử viên mỗi người có từ 5 đến 15 phút để phát biểu và trả lời các câu hỏi.
- Cử tri đoàn biểu quyết bằng cách viết tên ứng cử viên vào phiếu biểu quyết của mình. Và chỉ có quyền chọn một ứng cử viên duy nhất hoặc bỏ phiếu trắng.
- Các phiếu bất hợp lệ dành cho những trường hợp sau đây : Viết tên quá 1 người, viết tên ngoài danh sách, gạch, xoá hoặc viết thêm bất cứ lời phê bình nào.
- Ứng cử viên nào được cao phiếu nhất sẽ được đắc cử chủ tịch. Trong trường hợp chỉ có một ứng cử viên viên duy nhất, thì phải có trên 50% tổng số phiếu +1 mới được đắc cử.
- Trong trường hợp hai ứng cử viên dẫn đầu đồng phiếu, thì phải bắt thăm để phân định người đắc cử.
3.Thành lập Ban chấp hành TLĐ/TG :
- Tân Chủ tịch TLĐ/TG được toàn quyền tổ chức và chọn lựa các nhân sự để thành lập Ban chấp hành TLĐ/TG.
- Các Chủ tịch đương nhiệm các Liên đoàn quốc gia được qui định là Phó Chủ tịch, thành viên Ban chấp hành TLĐ/TG.
Kết quả đại hội Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới kỳ 7, 24 - 28 tháng 05-2012 – Paris - Cộng Hoà Pháp
Bản tin Ủy ban Kỹ thuật Quốc tế Vovinam-Việt Võ Đạo – N°21/ 01-06-2012
Thông tin nhanh
Đại hội Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới kỳ 7 đã được kết thúc tốt đẹp sau 5 ngày sinh hoạt dồn dập, nghiêm túc và trong cảm xúc của các võ sư đến từ 4 Châu. Sau đây là các tổng kết ngắn gọn những thành quả của đại hội trong lúc chờ đợi biên bản chính thức :
Nguyên Tắc Sinh Hoạt Đại Hội Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới kỳ 9 - 2020
- Chi tiết
- Lượt xem: 1919
Réf. 122-20-TTK/FR- 01-02-2020
Nguyên Tắc Sinh Hoạt
Đại Hội Vovinam-Việt Võ Đạo
Thế Giới kỳ 9 - 2020
Đại Hội Võ Sư và Tổng Liên Đoàn Vovinam-VVĐ Thế Giới kỳ 9, năm nay, sẽ được tổ chức tại Paris vào các ngày 20 đến 23 tháng 5 - 2020.
- Ban tổ chức được đặt dưới sự điều động của Liên đoàn Vovinam-VVĐ Pháp.
- Tất cả các Chủ tịch Liên đoàn Quốc gia và võ sư từ trình độ Chuẩn hồng đai trở lên, thành viên của HĐVS Vovinam-VVĐ Thế giới đều được Ban tổ chức đài thọ trong các ngày đại hội. Xin xem danh sách các thành viên :
http://vovinamworldfederation.eu/vi/hoi-dong-vo-su-the-gioi/danh-sach-vs-the-gioi.html
- Thời điểm đại hội : Từ 20/05 đến 23/05/2020.
- Địa điểm đại hội : Paris.
- Ban tổ chức
Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Pháp
6, Allée des Agrions – 91160 Ballainvilliers – France.
- Tổng thư ký HĐVS/TG : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật quốc tế : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Chủ tịch Liên đoàn Vovinam-VVĐ Pháp : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Ngôn ngữ sử dụng
Ngôn ngữ chính thức của đại hội sẽ là : Việt, Anh và Pháp, sẽ được thông dịch song song giữa 3 ngôn ngữ.
Nghị trình đại hội Vovinam-VVĐ thế giới
Dưới đây là nghị trình tạm thời, đề nghị bởi Tổng thư ký HĐVS/Thế giới và Chủ tịch TLĐ/TG. Tất cả các thành viên đại hội Vovinam-VVĐ thế giới đều có quyền bổ túc hoặc đề nghị, nhưng yêu cầu gửi về Vs Tổng thư ký trước 1 tháng ngày khai mạc đại hội.
Thứ 4 - 20/05/2020
- 07g30 – 08g30 : Đón tiếp các Võ sư.
- 08g30 : Khai mạc đại hội Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới.
1.Nghi thức khai mạc (Ban tổ chức - Vs Amar Guerrib).
2.Diễn văn của Chủ tịch HĐVS/TG (Vsnt Nguyễn Văn Cường), chào mừcác quan khách và các thành viên tham dự - Tuyên bố khai mạc đại hội.
3.Tổng thư ký HĐVS/TG (Vs Hà Kim Khánh) giới thiệu Ban chủ tọa và thành phần các quốc gia tham dự.
4.Vs Chủ tịch Ban chủ tọa nhắc lại các nguyên tắc và cung cách sinh hoạt của đại hội.
5.Điều chỉnh nghị trình đại hội. Biểu quyết kết nạp/khai trừ các thành viên mới, theo danh sách công bố bởi Tổng thư ký HĐVS/TG.
6.Kiểm điểm số thành viên, phiếu ủy quyền và tổng số phiếu bầu cử.
7.Tổng thư ký HĐVS/TG báo cáo các sinh hoạt nhiệm kỳ 2016-2020 và trả lời các câu hỏi. Biểu quyết thông qua các báo cáo.
8.Thảo luận, biểu quyết các đề nghị, dự án, tu chỉnh, đường hướng cho nhiệm kỳ 2020-2024.
9.Nghỉ giải lao.
10.Bầu cử 7 thành viên lãnh đạo HĐVS/Thế giới.
11.Các tân thành viên lãnh đạo HĐVS/TG họp kín biểu quyết:
- Tổng thư ký HĐVS/TG.
- Đề cử Chủ tịch HĐVS/TG và Chủ tịch Thượng HĐVS/TG.
12.Diễn văn của tân Tổng thư ký - Thông báo kết quả - Linh tinh - Kết thúc đại hội HĐVS/TG.
- 16g00 : Khai mạc Đại hội Tổng Liên đoàn Vovinam-VVĐ/TG
1.Diễn văn của Chủ tịch TLĐ/TG, (Vsnt Nguyễn Thế Trường), chào mừcác thành viên tham dự và tuyên bố khai mạc đại hội.
2.Chủ tịch TLĐ/TG: Giới thiệu Ban chủ toạ.
3.Chủ tịch Ban chủ tọa, nhắc lại các nguyên tắc và cung cách sinh hoạt của đại hội.
4.Điều chỉnh nghị trình đại hội. Biểu quyết kết nạp/Khai trừ các Liên đoàn hoặc các quốc gia thành viên mới theo đề nghị của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Thế giới.
5.Kiểm điểm số thành viên, phiếu ủy quyền và tổng số phiếu bầu cử.
6.Vs Chủ tịch TLĐ/TG báo cáo các sinh hoạt nhiệm kỳ 2016-2020 và trả lời các câu hỏi. Biểu quyết thông qua các báo cáo.
7.Thảo luận, biểu quyết các đề nghị, dự án, tu chỉnh, đường hướng cho nhiệm kỳ 2020-2024.
8.Bầu cử Chủ tịch TLĐ Vovinam-VVĐ thế giới.
9.Diễn văn của tân Chủ tịch TLĐ Vovinam-VVĐ thế giới - Giới thiệu tân Ban chấp hành.
10.Kết thúc đại hội TLĐ/TG.
Thứ năm - 21/05/2020
- 07g30 – 08g30 : Đón tiếp các Võ sư và các thí sinh.
- 08g30 – 12g00 : Khoá thi Chuẩn hồng đai và đệ trình luận án của các Võ sư Hồng đai.
- 12g00 – 13g30 : Nghỉ giải lao.
- 13g30 – 18g00 : Thi và trình luận án tiếp theo.
Thứ sáu - 22/05/2020
- 07g30 - 08g30 : Đón tiếp các Võ sư, báo chí, các cơ quan truyền thông, truyền thanh và các thân hữu.
- 08g30 : Khai mạc và thông báo kết quả đại hội thế giới lần thứ 9
1.Diễn văn của Ban tổ chức (Vs Geurrib Amar).
2.Diễn văn chào mừng của Võ sư Chủ tịch Thượng Hội đồng võ sư Thế giới.
3.Thông báo kết quả đại hội kỳ 9 - 2020.
4.Giới thiệu tân Ban lãnh đạo HĐVS/TG và Ban chấp hành TLĐ/TG.
5.Diễn văn của tân Tổng thư ký HĐVS/TG.
6.Diễn văn của tân Chủ tịch TLĐ/TG.
7.Thông báo kết quả thi và trình luận án võ sư quốc tế - Lễ thắt đai cho các võ sư.
8.Thông báo quyết định tân thăng võ sư - Lễ thắt đai.
9.Lễ bế mạc đại hội Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới lần thứ 9.
- 12g00 - 13g30 : Nghỉ giải lao.
- 13g30 : Khai mạc lễ giỗ tổ Âu châu lần thứ 60.
Các khóa thi Trung cấp và Giải vô địch toàn quốc của Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Pháp .
Thứ bày - 23/05/2020
- 08g30 - 12g00 : Giải vô địch toàn quốc Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Pháp tiếp theo.
- 12g00 - 13g30 : Nghỉ giải lao.
- 13g30 - 14g30 : Lễ giỗ tổ lần thứ 60, thông báo kết quả thi hoàng đai và lễ mang đai.
- 14g30 : Chung kết giải vô địch toàn quốc Liên đoàn Pháp.
Các Nguyên Tắc Chung
Các nguyên tắc sinh hoạt dưới đây là những tóm lược theo Nội Qui Sinh Hoạt của Hội Đồng Võ Sư Vovinam-VVĐ Thế Giới đã được biểu quyết từ ngày thành lập, năm 1996, và tu chỉnh cuối cùng nhân đại hội thế giới kỳ 8 tại Hoa Kỳ, ngày 15-07-2016.
Bản nội qui sinh hoạt này gồm 48 trang, chứa đựng rất nhiều “điều luật” và các chi tiết theo từng cơ chế. Chính vì thế Ban tổ chức (BTC) xin tóm tắt một số những điều luật chính, thành “Các Nguyên Tắc Chung” hầu tiết kiệm thời giờ cho quí thầy và hy vọng rằng, qua đó, các sinh hoạt của đại hội sẽ đạt được mạch lạc và nghiêm túc. Tuy nhiên nếu quí vị muốn xem nguyên văn Nội Qui Sinh Hoạt của HĐVS/TG thì xin vào: http://vovinamworldfederation.eu/vi/hoi-dong-vo-su-the-gioi/van-ban-chinh-thuc-hdvstg/noi-qui-sinh-hoat-vovinam-vvd.html
Sơ đồ hệ thống bầu cử
Những nguyên tắc chung về : Bầu Cử - Đề Cử - Biểu Quyết - Ủy Quyền
1.Nguyên tắc qui định:
- Đại Hội Võ Sư Thế Giới được triệu tập bởi Tổng thư ký HĐVS/TG.
- Đại Hội TLĐ/TG do Chủ tịch TLĐ/TG triệu tập.
- Tổng số phiếu hiện diện và phiếu ủy quyền phải có trên 60% +1 trên tổng số phiếu của các thành viên Đại Hội VSTG hoặc cử tri đoàn của TLĐ/TG.
2.Nguyên tắc đa số tương đối được áp dụng cho việc bầu cử :
- Các thành viên lãnh đạo HĐVS/TG ( các ứng cử viên cao phiếu nhất sẽ đắc cử).
- Chủ tịch Tổng liên đoàn Thế giới (ứng cử viên cao phiếu nhất sẽ đắc cử).
3.Nguyên tắc đa số quá bán (50%+1 trên tổng số phiếu) được áp dụng cho các việc :
- Biểu quyết các dự án như : Nội Qui, Qui Lệ, Qui Ước, cập nhật nhật hoá 10 điều tâm niệm, hệ thống đẳng cấp. . .
- Các Vs xin gia nhập Hội đồng VSTG.
4.Nguyên tắc bầu cử.
- Nguyên tắc bỏ phiếu kín được áp dụng cho các trường hợp liên quan đến một cá nhân hoặc các chức vụ trong HĐVS/TG hoặc TLĐ/TG.
- Nguyên tắc biểu quyết bằng cách "giơ tay", trong các trường hợp không liên quan đến một cá nhân. Nhưng phương pháp bỏ phiếu kín sẽ được áp dụng trong trường hợp có sự yêu cầu của ít nhất 3 võ sư.
- Trong trường hợp đồng phiếu, thì phương pháp bắt thăm sẽ được áp dụng.
5.Nguyên tắc ứng cử, và đề cử.
- Tất cả các Vs thành viên chính thức của Hội đồng VSTG, đều có quyền ứng cử hoặc đề cử các ứng cử viên lãnh đạo HĐVS/TG. (xem mẫu đơ:9è Congrès mondial Vovinam-VVD-2020_Candidature ou Délégation de pouvoir).
- Các Vs được đề cử, nếu hiện diện phải xác nhận sự đề cử này, nếu vắng mặt thì phải xác nhận trong phiếu ủy quyền.
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng thư ký ban lãnh đạo HĐVS/TG không được quyền kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch TLĐ/TG.
- Các Vs đắc cử thành viên HĐVS/TG (ngoại trừ Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng thư ký) đều có quyền ứng cử chức vụ Chủ tịch TLĐ/TG hoặc sinh hoạt trong Ban chấp hành TLĐ/TG.
- Chủ tịch TLĐ/TG cũng có quyền ứng cử vào trong Ban lãnh đạo HĐVS/TG (ngoại trừ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng thư ký), nếu đương sự có tư cách thành viên trong Đại Hội VSTG.
6.Quyền đầu phiếu và sự ủy quyền của các thành viên Đại Hội VSTG.
- a.Các Vs thành viên chính thức của Hội đồng VSTG, đều bình đẳng trước đại hội, mỗi người một phiếu.
- b.Các Vs thành viên chính thức đều có quyền :
-
- Biểu quyết, phát biểu về tất cả mọi vấn đề theo nghị trình của đại hội, nhưng phải tôn trọng thời gian phát biểu và được Chủ tọa đoàn cho phép phát biểu.
- Đề nghị các dự án mới, hoặc yêu cầu thay đổi các qui chế sinh hoạt đã có trong Hội Đồng, nhưng phải gửi về Tổng thư ký HĐVS/TG, trước 20 ngày để đưa vào Nghị trình.
-
- c.Tất cả các Vs thành viên vắng mặt có thể ủy quyền cho một Vs thành viên chính thức hiện diện trong đại hội. Theo tu chỉnh của đại hội 7, tháng 05-2012, thì các võ sư hiện diện chỉ được 5 phiếu ủy quyền tối đa.
- d.Các phiếu ủy quyền bằng điện thoại hoặc nhắn tin hoặc nói miệng đều không có giá trị. Phiếu ủy quyền chỉ có giá trị theo 3 phương thức sau đây.
-
- Phiếu Ủy Quyền : xem mẫu đơn :9è Congrès mondial Vovinam-VVD-2020_Candidature ou Délégation de pouvoirdành cho các võ sư và Assemblée Générale Fédération Mondiale Vovinam-VVD-2020_Candidature ou Délégation de pouvoir :dành cho các chủ tịch Liên đoàn quốc gia).
- Viết thư tay
- Gửi bằng điện thư (Email) về Ban tổ chức hoặc Tổng thư ký HĐVS/TG.
-
7.Quyền đầu phiếu và sự ủy quyền của Tổng liên đoàn thế giới (TLĐ/TG)
- Các thành viên Cử tri đoàn gồm :
- Các thành viên lãnh đạo đắc cử trong HĐVS/TG : Mỗi người một phiếu.
- Các Liên đoàn quốc gia được công nhận chính thức : Mỗi liên đoàn một phiếu.
- Các thành viên Cử tri đoàn có thể ủy quyền cho một nhân sự (võ sư hoặc môn sinh) hiện diện trong đại hội. xem mẫu đơ:Assemblée Générale Fédération Mondiale Vovinam-VVD-2020_Candidature ou Délégation de pouvoir :dành cho các chủ tịch Liên đoàn quốc gia).
- Tất cả các nhân sự đại diện các Liên Đoàn và các Vs thành viên HĐVS/TG đều có quyền ứng cử và đề cử.
- Phương thức bầu cử được áp dụng là : bỏ phiếu kín theo phương thức đa số tương đối.
Đại Hội Võ Sư và Tổng Liên Đoàn Vovinam-VVĐ Thế Giới
I. Triệu Tập Đại Hội
1- Đại Hội phải được triệu tập trước 2 tháng ngày khai mạc đại hội :
Đại Hội Võ Sư Thế Giới được triệu tập bởi Tổng thư ký HĐVS/TG.
Đại Hội TLĐ/TG do Chủ tịch TLĐ/TG triệu tập.
2- Nghị trình tối thiểu của đại hội phải được công bố chính thức trước 1 tháng ngày khai mạc đại hội và phải theo thứ tự như sau :
- Tổng thư ký HĐVS/TG và Chủ tịch TLĐ/TG, đề cử chủ tọa đoàn, được chia ra như sau :
- Chủ tọa đại hội : Điều khiển đại hội.
- Phó chủ tọa : Phụ tá và thay thế nếu Chủ tọa vắng mặt.
- Thư ký đại hội : Ghi chép và lập biên bản.
- Phó thư ký : Ghi chép song song với Thư ký.
- 3 thành viên Chủ tọa đoàn : Quyết định và góp ý kiến với Chủ tọa đoàn.
- Điều chỉnh Nghị trình đại hội.
- Tổng thư ký HĐVS/TG và Chủ tịch TLĐ/TG có nhiệm vụ báo cáo các thành quả và các sinh hoạt nhiệm kỳ đã qua (2016-2020) và trả lời các câu hỏi của các thành viên.
- Biểu quyết thông qua các báo cáo.
- Biểu quyết kết nạp các thành viên mới, theo danh sách công bố bởi Tổng thư ký HĐVS/TG.
II. Tư cách thành viên HĐVS/TG
1- Các Vs thành viên chính thức gồm :
Các Vs đã được công nhận qua các đại hội : 1996, 1998, 2000, 2002, 2004, 2008, 2012, 2016 và 2020. Danh sách các Vs thành viên chính thức sẽ được công bố 1 tháng trước ngày đại hội bởi Vs Tổng thư ký HĐVS/TG.
2- Hợp thức hoá các thành viên mới dành cho :
- Các tân Vs Chuẩn hồng đai (mới thi lên đai) đang sinh hoạt trong hệ thống đã được công nhận bởi HĐVS/TG và TLĐ/TG.
- Danh sách các Vs này sẽ được công bố bởi Tổng thư ký HĐVS/TG và sẽ được đại hội biểu quyết thông qua. Yêu cầu các Vs lãnh đạo tại các quốc gia gửi danh sách xin hợp thức hoá cho các tân võ sư của quốc gia mình - thi từ năm 2016 đến nay - đến Vs Tổng thư ký để lập danh sách chính thức (theo mẫu đơ:9è Congrès mondial Vovinam-VVD-2020_Demande pour nouveaux maîtres).
3- Các võ sư xin gia nhập.
- Dành cho các Vs có trình độ từ Chuẩn cao đẳng trở lên, chưa sinh hoạt hoặc chưa gia nhập hệ thống HĐVS/TG và TLĐ/TG.
- Đơn xin gia nhập và gửi về Tổng thư ký HĐVS/TG trước 15 ngày (xem mẫu đơn :9è Congrès mondial Vovinam-VVD-2020_Demande adhésion).
- Phải được giới thiệu ít nhất bởi hai võ sư thành viên chính thức trong Đại Hội HĐVS/TG.
4- Các nhân sự dự thính :
- Gồm các Vs, môn sinh, các thân hữu, được mời bởi Ban tổ chức hoặc Tổng thư ký HĐVS/TG, hoặc Chủ tịch TLĐ/TG.
- Các nhân sự này không có quyền biểu quyết và chỉ có quyền phát biểu nếu được Chủ tọa đoàn cho phép.
III. Diễn tiến bầu cử các thành viên lãnh đạo HĐVS/TG.
1- Nhân số các thành viên lãnh đạo :
- Nhân số các thành viên lãnh đạo trong HĐVS/TG sẽ được Tổng thư ký HĐVS/TG đề nghị trong mỗi đại hội thế giới, tùy theo nhu cầu và phải được Đại Hội HĐVS/TG chấp thuận theo phương pháp đa số quá bán.
- Nhân số các thành viên lãnh đạo nhiệm kỳ 2016-2020 là : 7 thành viên đắc cử và 1 Chủ tịch.
2- Tiến trình thành lập danh sách ứng cử viên :
- Kêu gọi và thành lập danh sách các ứng cử viên.(các võ sư xin ứng cử).
- Tiến trình đề cử (các võ sư đề cử các vs khác).
- Các Vs được đề cử, chấp nhận đề cử.
- Thành lập danh sách các ứng cử viên chính thức. (gồm các ứng cử viên và các đề cử viên).
3- Phương thức bầu cử :
- Các Vs biểu quyết bằng cách viết tên các ứng cử viên vào phiếu biểu quyết của mình. Và có thể chọn từ 1 đến số lượng tối đa đã định hoặc bỏ phiếu trắng.
- Các phiếu bất hợp lệ dành cho những trường hợp sau đây :
- Viết tên quá số lượng đã định,
- Viết tên ngoài danh sách,
- Gạch, xoá hoặc ,
- Viết thêm bất cứ lời phê bình nào.
- Các ứng cử viên hoặc đề cử viên mỗi người có 10 phút để phát biểu và trả lời các câu hỏi.
- Các ứng cử viên cao phiếu nhất sẽ đắc cử vào Ban lãnh đạo HĐVS/TG. Trong trường hợp danh sách ứng cử viên ít hơn số lượng tối đa đã định, sự đắc cử chỉ được công nhận nếu ứng cử viên nào đạt được 40% tổng số phiếu +1 trở lên.
- Trong trường hợp hai ứng cử viên đồng phiếu vào hạng cuối cùng, thì phương thức bốc thăm sẽ được áp dụng để quyết định người đắc cử.
- Sau khi đắc cử, các thành viên HĐVS/TG họp kín và đề cử ra 4 người:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng thư ký HĐVS/TG.
- Chủ tịch Thượng hội đồng võ sư.
IV. Tư cách thành viên và phương thức bầu cử Chủ tịch TLĐ/TG
1- Các Liên Đoàn thành viên chính thức gồm :
a.Các Liên đoàn quốc gia đã được công nhận từ đại hội 1996 đến nay, gồm 15 Liên Đoàn và 23 quốc gia với quyền biểu quyết như sau :
b.Liên đoàn quốc gia sáng lập viên :
1.Liên Đoàn Bỉ.
2.Liên Đoàn Pháp.
3.Liên Đoàn Đức.
4.Liên Đoàn Thụy Sĩ.
5.Liên Đoàn Úc Đại Lợi (sẽ biểu quyết trường hợp Liên đoàn này).
c.6 Liên đoàn quốc gia được công nhận từ năm 2001 đến 2008 :
6.Liên Đoàn Gia Nã Đại.
7.Vovinam-VVĐ Bạch Nga.
8.Vovinam-VVĐ Ukraina.
9.Vovinam-VVĐ Maroc.
10.Liên Đoàn Senegal.
11.Liên Đoàn MiềnTây Hoa Kỳ.
12.Liên Đoàn Texas - Hoa Kỳ.
13.Vovinam-VVĐ Tây Ban Nha.
14.Liên Đoàn Burkina-Faso.
d.Liên đoàn quốc gia được công nhận từ năm 2008 đến 2016 :
15.Vovinam-VVĐ Mali.
e.Phong trào quốc gia dự khuyết chưa có quyền biểu quyết :
16.Liên đoàn Vovinam-VVĐ Đông Hoa Kỳ (sẽ biểu quyết trường hợp Liên đoàn này).
17.Vovinam-VVĐ Guinée.
18.Vovinam-VVĐ Togo.
19.Vovinam-VVD Côte d’Ivoire.
20.Vovinam-VVĐ Liên Xô.
21.Vovinam-VV Đ Ba Lan.
22.Vovinam-VV Đ Mauritanie.
23.Vovinam-VV Đ Niger.
24.Vovinam-VV Đ Émirats Arabes Unis (Dubai).
2- Các Liên Đoàn xin gia nhập :
Các Liên đoàn quốc gia xin gia nhập phải hội đủ các điều kiện sau đây :
- Phải là một tổ chức có quyền hạn và có hệ thống tổ chức sinh hoạt trên tầm mức quốc gia như : Liên đoàn quốc gia, Ủy Ban Quốc Gia, Hiệp Hội Quốc Gia . . . .
- Phải hợp thức hóa về phương diện pháp lý trong quốc gia đang sinh hoạt.
- TLĐ/TG chỉ công nhận một tổ chức Vovinam-VVĐ duy nhất trong một quốc gia, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt dành cho các quốc gia có một tầm mức địa lý to lớn như : Liên Xô, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại v.v.
- Phải có tối thiểu 5 võ đường và trên 200 môn sinh. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt.
- Phải được Chủ tịch TLĐ/TG và Chủ tịch Ủy Ban Kỹ Thuật Quốc Tế (UBKTQT) công nhận.
3- Các tổ chức dự khuyết :
- Dành cho các tổ chức Vovinam-VVĐ tại các quốc gia chưa đủ điều kiện để trở thành thành viên chính thức hoặc đang trong giai đoạn đang được cứu xét hồ sơ xin gia nhập.
- Các tổ chức này được gọi là : Văn phòng đại diện, đặt dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của :
-
- Chủ tịch TLĐ/TG : Về phương diện hành chánh.
- Chủ tịch UBKTQT (Ủy Ban Kỹ Thuật Quốc Tế): Về phương diện kỹ thuật.
- Các tổ chức dự khuyết, không có quyền biểu quyết, nhưng có thể tổ chức và sinh hoạt như một liên đoàn chính thức như : Tổ chức các kỳ thi lên đẳng cấp, giải vô đich toàn quốc v.v.v. Với điều kiện được sự chấp thuận và phải hợp lệ theo nội qui của TLĐ/TG.
V. Diễn tiến bầu cử Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Thế Giới.
1.Danh sách ứng cử viên :
- Kêu gọi và thành lập danh sách các ứng cử viên.
- Tiến trình đề cử.
- Các Vs hoặc võ sinh được đề cử, chấp nhận sự đề cử.
- Thành lập danh sách các ứng cử viên chính thức (gồm các ứng cử viên và đề cử viên).
2.Phương thức bầu cử :
- Các ứng cử viên mỗi người có từ 5 đến 15 phút để phát biểu và trả lời các câu hỏi.
- Cử tri đoàn biểu quyết bằng cách viết tên ứng cử viên vào phiếu biểu quyết của mình. Và chỉ có quyền chọn một ứng cử viên duy nhất hoặc bỏ phiếu trắng.
- Các phiếu bất hợp lệ dành cho những trường hợp sau đây : Viết tên quá 1 người, viết tên ngoài danh sách, gạch, xoá hoặc viết thêm bất cứ lời phê bình nào.
- Ứng cử viên nào được cao phiếu nhất sẽ được đắc cử chủ tịch. Trong trường hợp chỉ có một ứng cử viên viên duy nhất, thì phải có trên 50% tổng số phiếu +1 mới được đắc cử.
- Trong trường hợp hai ứng cử viên dẫn đầu đồng phiếu, thì phải bắt thăm để phân định người đắc cử.
3.Thành lập Ban chấp hành TLĐ/TG :
- Tân Chủ tịch TLĐ/TG được toàn quyền tổ chức và chọn lựa các nhân sự để thành lập Ban chấp hành TLĐ/TG.
- Các Chủ tịch đương nhiệm các Liên đoàn quốc gia được qui định là Phó Chủ tịch, thành viên Ban chấp hành TLĐ/TG.
Ban Tổ Chức
Đại Hội Vovinam-VVĐ Thế giới kỳ 7, được đặt dưới tổ chức của Ủy ban Kỹ thuật Quốc Tế, nhân danh Tổng Liên Đoàn và Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới.
Thành phần Ban tổ chức được chia ra như sau :
Tên | Tél | ||
Ban Tổ Chức | TRAN Antonella | This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. | Tél : (+33) 1 64 43 98 62 Mob: (+33) 6 87 20 47 83 |
Ban Tổ Chức | HOANG Viet | This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. | Mob: (+33) 6 34 60 4 246 |
Tranh Giải | GUERRIB Amar | This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. | Mob: (+33) 6 27 62 28 13 |
Thi đẳng cấp | ROUQUETTE Christophe | This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. | Mob: (+33) 6 85 80 16 17 |
Trình Luận Án | HA Kim Khanh | This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. | Mob: (+33) 6 80 57 63 43 |
Tổng quát | TRAN Nguyen Dao | This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. | Mob: (+33) 6 09 95 20 00 |
Tên | Chức danh |
Vs Niên trưởng : Ngô Hữu Liễn - Nguyễn Văn Cường |
Chủ tọa danh dự |
Vs Nguyễn Thế Trường Chủ tịch Tổng liên đoàn Thế giới |
Chủ tọa giải vô địch |
Vs MIESCH Philippe Chủ tịch Liên đoàn Vovinam-VVĐ Pháp |
Chủ tịch giải vô địch |
Vs TRAN Antonella | Trưởng Ban tổ chức |
POSE Hélène | Phó Trưởng Ban tổ chức kiêm Trưởng Ban ghi danh |
Vs : HUA Dung et SEURIN Thierry | Trưởng Ban đêm chung kết |
PIVARD Laura | Trưởng Ban tiếp tân |
NGUYEN Hung | Trưởng Ban mạng lưới Internet |
MARTINS Daniel | Trưởng Ban chuyên chở |
HOANG Viet | Trưởng Ban thông tin liên lạc và tài trợ |
FORESTIER Olivier | Trưởng Ban an ninh |
THAY Mony | Trưởng Ban tiếp vận |
PETERSEN Georgio | Trưởng Ban tiếp vận khoá thi đẳng cấp |
DAIX Didier | Trưởng Ban trang trí |
PIVARD Helena | Trưởng Ban khách sạn và ẩm thực |
Quốc gia | Tên | Chức danh |
VN | Vs Phan Dương Bình (Vietnam) | Chủ tịch Hội đồng Khảo thí danh dự |
Vs Lê Công Danh (Australia) | Chủ tịch Hội đồng khảo thí | |
Vs Nguyễn Điền (France) | Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng khảo thí | |
Vs Nguyễn Thế Hùng (Usa) | Phó Chủ tịch thứ hai Hội đồng khảo thí | |
Vs Võ Trung (Usa) | Phó Chủ tịch thứ ba Hội đồng khảo thí | |
Vs Trần Nguyên Đạo (France) | Giám Đốc các Giải vô địch | |
Vs Hà Kim Khanh (France) | Trách nhiệm tổ chức trình luận án võ sư | |
Vs GEURRIB Amar (France) | Trách nhiệm tổ chức các giải vô địch | |
Vs ROUQUETTE Christophe (France) | Trách nhiệm tổ chức các cuộc thi đẳng cấp |