Lược Sử Cố Võ Sư Trần Huy Phong (1938 - 1997)
- Hồng đai đệ ngũ đẳng (huyền đai đệ cửu đẳng quốc tế)
- Chưởng môn Vovinam-Việt Võ Đạo (1986-1990)
- 1960-1964 : Thay thế sư tổ, lãnh đạo môn phái.
- 1964-1967 : Phụ tá Chưởng môn, Trưởng Ban Huấn luyện kiêm Trưởng Ban Nghiên kế
- 1967-1973 : Tổng đoàn trưởng Tổng đoàn Thanh niên Vovinam Việt Võ Đạo.
- 1973-1975 : Tổng cục trưởng Tổng cục Huấn luyện Vovinam Vìệt Võ Đạo Việt Nam, Chủ tịch văn phòng phát triển Vovinam-Việt Võ Đạo Quốc tế
- 1986-1990 : Chưởng môn Vovinam Việt Võ Đạo
- 1996-1997 : Sáng lập viên Hội đồng võ sư và Tổng Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới.
Sinh thời
Võ sư Trần Huy Phong sinh ngày 28-12-1938 tại Huyện Quần Phương Trung, quận Hải Hậu, tỉnh Nam Định (Hà Nam Ninh), Bắc Phần. Tên thật là Trần Trọng Bách, sau đổi thành Trần Quốc Huy. Ông là con thứ tư trong một gia đình gồm bảy anh chị em. (Ghi Chú 1)
Thân phụ, cụ Trần Văn Bảng (1898-1975) và thân mẫu cụ Trần Thị Nhạn (1913-1993).
Ông sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống võ học từ thế kỷ thứ 12, vốn và hậu duệ đời thứ 27 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1230-1300) (Ghi Chú 2).
Ông lớn lên trong thời điểm Việt Nam vẫn còn trong ách đô hộ của người Pháp, nhưng nhờ sống tại đất tổ họ Trần, nên được bảo vệ và đào luyện theo truyền thống võ học của gia tộc. Hàng ngày, ông được ông là Trần Văn Khiêm (1879-1949), dậy châm cứu, luyện võ, lập trận, cỡi trâu, chèo thuyền, đấu vật, cỡi ngựa, học binh pháp và nghệ thuật dụng người (lãnh đạo, chỉ huy).
Võ sư Trần Đức Hợp
- Bạch đai thượng đẳng
- Môn đệ trực tiếp của võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc
- Thành viên Thượng Hội Đồng Võ Sư Thế Giới.
Võ sư Trần Đức Hợp vốn là một trong những cao đồ của võ sư Nguyễn Lộc. Ông nhập môn cùng thời với võ sư Phan Dương Bình (cùng ngày, cùng khóa) tại Phố Hàng Than Hà Nội. Theo võ sư Hợp tường thuật thì khoá này mới đầu có độ khoảng trăm người, một thời gian sau, số võ sinh giảm bớt vì không đủ sức tập luyện, tuy rằng có một số cũng đạt được trình độ Tự Vệ, nhưng sau chỉ còn vài chục người đạt đến trình độ Trung Đẳng. Trong số chục người còn lại này có võ sư Trần Đức Hợp và võ sư Phan Dương Bình.
Võ sư Phan Dương Bình
- Bạch đai thượng đẳng
- Môn đệ trực tiếp của võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc
- Phó chủ tịch Thượng Hội Đồng Võ Sư Thế Giới (nhiệm kỳ 2008-2012 và 2012-2016)
Võ sư Phan Dương Bình (10/10/1929 tại Hà Nội) vốn là một cao đồ của võ sư Nguyễn Lộc. Ông nhập môn năm 1949 (năm 20 tuổi), khoá Vovinam mở cho quần chúng tại phố Hàng Than. Ông bước vào môn phái cùng thời với võ sư Trần Đức Hợp (cùng ngày, cùng khóa) tại Phố Hàng Than Hà Nội.
Đặc biệt, ngay từ ngày nhập môn, võ sư Nguyễn Lộc đã nhận thấy võ sư Phan Dương Bình là người có năng khiếu, nên ông kéo về tập riêng tại tư gia của ông tại Phố Hàng Than. Ít lâu sau thì đổi về võ đường phố Tôn Đản, ông vừa tập vừa làm trợ giáo cho võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc.
Võ sư Lê Văn Phúc
- Bạch đai thượng đẳng
- Môn đệ trực tiếp của võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc
- Thành viên lãnh đạo Hội Đồng Võ Sư Thế Giới (nhiệm kỳ 1996-2000 và 2000-2004).
- Thành viên Thượng Hội Đồng Võ Sư Thế Giới.
Võ sư Lê Văn Phúc, vốn không những là một trong 14 võ sư niên trưởng của môn phái mà ông còn là một nhà thơ, nhà văn và ký giả của nhiều tờ báo và đài phát thanh tại các quốc gia như : Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi và Anh Quốc (đài BBC).
Trong môn phái ông có một vị trí rất đặc biệt trong tâm hồn các môn sinh Vovinam-Việt Võ Đạo. Ông được mọi người quí mến không phải vì ông là bậc thầy hoặc là nhà văn có tiếng, mà do cung cách hành sử kiêm nhường và tính hoà đồng của ông đối với các môn sinh.
Võ sư Lê Văn Phúc sinh năm 1934 tại Hải Dương, miền bắc Việt Nam, ông bước vào môn phái năm 17 tuổi (1951), khi gia đình gửi ông lên Hà Nội học tại trường Trung Học Nguyễn Trãi. Nhờ thế ông được dịp đến thụ huấn với võ sư Nguyễn Lộc tại Phố Hàng Trống năm 1951.
Võ sư Nguyễn Dần
- Bạch Đai Chủ Tịch Hội Đồng Võ Sư Thế Giới (*)
- Môn đệ trực tiếp của võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc
- Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Vovinam-VVĐ Quốc Tế (1990-1992)
- Chủ Tịch Hội Đồng Võ Sư Thế Giới (3 nhiệm kỳ 2004-2016)
Võ sư Nguyễn Dần sinh năm 1924 tại Miền Bắc Việt Nam. Ông vốn là một trong những truyền nhân và đồng thời là bào đệ của sư tổ Nguyễn Lộc.
Ông bắt đầu tập huấn Vovinam từ năm 12 tuổi (1936), trong thời kỳ sư tổ Nguyễn Lộc đang nghiên cứu thành lập hệ thống võ thuật môn phái.
Ông là một trong những môn sinh tham gia thành lập võ đường đầu tiên năm 1940 tại trường sư phạm Hà Nội (Ecole Normale), đường Đỗ Hữu Vị. Sau đó, phụ giúp sư tổ Nguyễn Lộc khai giảng liên tiếp nhiều lớp võ tại Hà Nội như trường Chu Văn An tại quận Ba Đình.
Trang 4 / 4
- Trang đầu
- Trang trước
- 1
- 2
- 3
- 4
- Trang sau
- Trang cuối