Đề án 4 - Vs Trần Nguyên Đạo - 2016
Đề án chương trình huấn luyện quốc tế
Trình độ cao đẳng
Bảo tồn kiến thức võ thuật và võ đạo Vovinam-VVĐ - Tập luyện, nghiên cứu và sáng tạo
Vs Trần Nguyên Đạo
I. Lý do
Kính thưa quí thầy,
Chương trình huấn luyện quốc tế của môn phái, từ trình độ Tự vệ nhập môn đến trình độ Hoàng đai đệ tam cấp (sơ đẳng và trung đẳng), đã được biểu quyết và ban hành khắp thế giới qua 8 sinh ngữ. Xin vào xem : http://vovinamworldfederation.eu/vi/hoi-dong-vo-su-the-gioi/chuong-trinh-huan-luyen-quoc-te-vovinam.html
Nhưng trong kho tàng võ thuật và võ đạo của môn phái, còn rất nhiều các bài bản và các bộ môn không có trong chương trình huấn luyện chính thức. Bởi các lý do sau đây
1- Vì sự phong phú và kiến thức võ học của môn phái quá bao la, nên không thể đưa hết vào chương trình huấn luyện. Thí dụ các bài bản như : Hạc quyền, Xà quyền, Thái Cực đơn đao, Nhu khí công quyền, Song Đao... Tuy đã được giảng dậy trước năm 1975, nhưng vẫn chưa được đưa vào chương trình huấn luyện chính thức và cũng chưa được Hội đồng võ sư tại Việt nam (trước1975) hoặc Hội đồng võ sư Vovinam-VVĐ thế giới nghiên cứu và biểu quyết.
2- Có một số bài bản không phù hợp với văn hoá và quan điểm của nhiều quốc gia. Thí dụ như các bài: Mã Tấu, Búa, Súng lưỡi lê, trói tay đánh đông, tay không bắt súng v.v. Tại Âu Châu, bị đánh giá là nguy hiểm hoặc thiếu tính cách thể thao hoặc tiếp tay cho trộm cướp, chống lại cảnh sát. Nên các bài bản này đã không được đưa vào chương trình huấn luyện quốc tế.
3- Một số bài bản mới, được chế tác vào các năm 1989-1995, như : Tứ Trụ Quyền, Ngũ Môn Quyền, Thập Thế Bát Thức, Viên Phương Quyền, Mộc Bản Quyền... hoặc thay đổi các bài Tứ Tượng Côn Pháp, Song Luyện 1, 2, Song Luyện Dao, Song Luyện Vật 1... do một nhóm 4 võ sư tại Việt Nam đề xuất bởi nhu cầu cấp bách trong thời điểm môn phái mới được nhà nước VN cho sinh hoạt trở lại sau 15 năm cấm đoán.
Những bài bản này, tại hải ngoại, sau hơn 14 năm (1990-2004) tập luyện và giảng huấn trong gượng ép, nhận thấy rằng chưa hoàn hảo, chưa được giải thích và phân tích thích đáng, nhất là đi xa nguyên lý cương nhu phối triển, thiếu tính hiệu quả và thực tiễn so với các đòn thế cốt lõi của môn phái đã được võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc khai phá. Chính vì thế, Hội đồng võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới, nhân đại hội năm 2004 (đại hội kỳ thứ 4 tại Houston, Texas) quyết định đưa các bài bản mới này vào lãnh vực nghiên cứu và quay trở lại chương trình huấn luyện như tại VN trước năm 1975.
Kính thưa quí thầy,
Với những lý do nêu trên và với hoài vọng bảo tồn kho tàng võ thuật và võ đạo của môn phái, tôi xin đề nghị nhân đại hội võ sư thế giới kỳ thứ 8 tại California, đưa các bài bản nói trên vào chương trình huấn luyện dành cho các võ sư trình độ cao đẳng (từ Chuẩn hồng đai - Huyền đai tứ cấp - trở lên). Ngoài mục đích bảo tồn còn là một phương tiện cho phép các võ sư đào sâu kiến thức võ học và đồng thời cũng là cách tạo môi trường để các võ sư nghiên cứu, đóng góp, sửa đổi, những bài bản chưa được hoàn chỉnh như đã trình bầy ở trên.
II. Tiêu chuẩn thiết lập chương trình
Các tiêu chuẩn thiết lập chương trình huấn luyện dành cho các trình độ cao đẳng trong đề án này được ấn định như sau :
1- Chia thành từng nhóm chuyên môn, để các võ sự lựa chọn tùy theo sở thích và khả năng nghiên cứu.
2- Thiết lập sự dung hoà giữa : Quyền, Song Luyện và kỹ thuật để có được một chương trình gắn kết và logic.
3- Ưu tiên dành cho những bài bản “thực tế nhất”, để các võ sư có thể : tập luyện, nghiên cứu, áp dụng, thử nghiệm và sau đó đệ trình luận án, đóng góp vào kho tàng võ thuật và võ đạo của môn phái.
III. Danh sách các bài bản Võ thuật-Võ Đạo ngoài chương trình huấn luyện chính thức hiện nay
III.1. Các bài quyền
1- Tứ Trụ Quyền
2- Ngũ Môn Quyền
3- Thập Thế Bát Thức
4- Viên Phương Quyền
5- Xà Quyền
6- Hạc Quyền
7- Nhu Khí Công Quyền
8- Khí Công Quyền
III.2. Các bài quyền với vũ khí
9- Bát Quái Song Đao
10- Mộc Bản Quyền
11- Hạ Bổng Pháp
12- Tứ Tượng Côn Pháp (bài mới 1990)
13- Thái Cực Đơn Đao
III.3. Các bài song luyện
14- Song Luyện Mã Tấu
15- Song Luyện Buá
16- Tam Đấu
17- Tứ Đấu
18- Trói tay đánh đông
19- Song Luyện Côn
20- Song luyện 1, 2 : dành cho các môn sinh lớn tuổi (không té ngã)
III.4. Các đòn thế kỹ thuật
21- Các thế khoá gỡ ngoài chương trinh huấn luyện (tổng cộng có 120 thế)
22- Các thế tay không phản Mã Tấu
23- Các thế tay không phản Búa
24- 12 thế phản côn
25- Các thế tay không bắt súng
26- Các thế phản súng lưỡi lê
27- Kiếm pháp trình độ 2
28- Bát thủ Pháp
29- Bát thủ pháp - khí công
30- Thất thập nhị bát thế - Khí công
31- Các kỹ thuật Tâm Thể Dục – Khí Công
III.5. Các bộ môn khí công
32- Trình độ 1 : Tiên Thiên khí bài 1, 2, 3
33- Trình độ 2 : Hậu Thiên Khí bài 1,2
34- Trình độ 3 : Tiểu Chu Thiên và Đại Chu Thiên
35- Trình độ 4 : Đả thông Nhâm-Đốc Mạch
36- Trình độ 5 : Lục Hợp Khí và Hỗn Nguyên Công
III.6. Các lý thuyết võ thuật - võ đạo – khí công
37- 9 điều Tâm Niệm (Tâm hướng) Vovinam-VVĐ
38- Nhân Sinh Quan Việt Võ Đạo
39- Vũ Trụ Quan Việt Võ Đạo
40- 12 phương châm tu dưỡng hành xử của VVĐ sinh
41- Truyền thống võ học VN (lịch sử võ học VN)
42- Chủ thuyết cách mạng Tâm-Thân
43- Đường hướng Vovinam-VVĐ
44- Võ sư Vovinam-VVĐ và 5 cách hành xử (bản thân, gia đình, xã hội, môn phái, tổ quốc và nhân loại)
45- Phương pháp trình luận án võ sư
46- Phương pháp trình bầy và thuyết giảng
47- Các nguyên tắc và qui luật họp hội đồng võ sư
48- Thể dục, thể thao, võ thuật và tôn giáo
49- Các biểu tượng (symbolique -symbolic) của Á châu và Vovinam-VVĐ
50- Trực giác (Intuition) và khả năng sáng tạo Vovinam-VVĐ
51- Các trường phái khí công
52- Học thuyết Âm-Dương (Khí công)
53- Học thuyết Ngũ-Hành (Khí công)
54- Học thuyết Tạng-Phủ (Khí công)
55- Học thuyết Kỳ Kinh Bát Mạch (Khí công)
56- Học thuyết Thập Nhị Kinh Biệt (Khí công)
57- Các phương pháp luyện ý (Khí công)
58- Các phương pháp hít-thở (Khí công)
59- Kiến thức về Tiết Nội Tố (Khí công)
60- Kiến thức về các chất tinh túy (Khí công)
IV. Phân tích
Các bài bản, bộ môn và kiến thức võ đạo, được chia thành các nhóm như sau:
IV.1. Nhóm các bài bản mới.
- Tứ Trụ Quyền, Ngũ Môn Quyền, Thập Thế Bát Thức, Viên Phương Quyền, Hạ Bổng Pháp, Tứ Tượng Côn (Bổng) Pháp (bài mới), Mộc Bản Quyền...
- 12 thế phản côn (Bổng), Song Luyện Côn, Kiếm Pháp Trình Độ 2, Bát Thủ Pháp, Song Đao...
Thời gian ước lượng để nghiên cứu và nắm bắt vững vàng các bài bản này là từ 3 đến 4 năm
IV.2. Nhóm các bài bản cũ
- Hạc quyền, Xà quyền, Bát Quái Song Đao, Thái Cực Đơn Đao...
- Các thế mã Tấu (Phản đòn và Song luyện), các thế Búa (Phản đòn và Song luyện), Tay không phản súng (súng ngắn), Tay không phản súng lưỡi lê, Tam đấu, Tứ đấu, Trói tay đánh đông...
Thời gian ước lượng để nghiên cứu và nắm bắt vững vàng các bài bản này là từ 3 đến 4 năm
IV.3. Nhóm bộ môn khí công.
- 5 trình độ khí công
- Nhu Khí Công Quyền, Khí Công Quyền
- Bát Thủ Pháp (khí công), Thất Thập Nhị Bát Thế, Kỹ thuật Tâm thể dục, Song Luyện 1 và 2 dành cho người lớn tuổi (không té ngã).
- Học thuyết Tạng-Phủ (Khí công)
- Học thuyết Kỳ Kinh Bát Mạch (Khí công)
- Học thuyết Thập Nhị Kinh Biệt (Khí công)
- Các phương pháp luyện ý (Khí công)
- Các phương pháp hít-thở (Khí công)
- Kiến thức về Tiết Nội Tố (Khí công)
- Kiến thức về các chất tinh túy (Khí công)
Thời gian ước lượng để nghiên cứu và nắm bắt vững vàng các bài bản này là từ 3 đến 10 năm
IV.4. Lý thuyết võ đạo trình độ 1
- 9 điều Tâm Niệm (Tâm hướng) Vovinam-VVĐ
- Đường hướng Vovinam-VVĐ
- Võ sư Vovinam-VVĐ và 5 cách hành xử (bản thân, gia đình, xã hội, môn phái, tổ quốc và nhân loại)
- Phương pháp trình luận án võ sư
- Phương pháp trình bầy và thuyết giảng
- Các phương thức và qui luật họp hội đồng võ sư
- Thể dục, thể thao, võ thuật và tôn giáo
- Các biểu tượng (symbolique -symbolic) của Á châu và Vovinam-VVĐ
- Trực giác (Intuition) và khả năng sáng tạo Vovinam-VVĐ
- Các trường phái khí công
- Học thuyết Âm-Dương (Khí công)
- Học thuyết Ngũ-Hành (Khí công)
Thời gian ước lượng để nghiên cứu và nắm vững các kiến thức này là từ 1 đến 2 năm
IV.5. Lý thuyết võ đạo trình độ 2
- Truyền thống võ học VN (lịch sử võ học VN)
- Nhân Sinh Quan Việt Võ Đạo
- Vũ Trụ Quan Việt Võ Đạo
- 12 phương châm tu dưỡng hành xử của VVĐ sinh
- Chủ thuyết cách mạng Tâm-Thân
- Học thuyết Tạng-Phủ (Khí công)
- Học thuyết Kỳ Kinh Bát Mạch (Khí công)
- Học thuyết Thập Nhị Kinh Biệt (Khí công)
Thời gian ước lượng để nghiên cứu và nắm vững các kiến thức này là từ 1 đến 2 năm
IV.6. Đặc tính chương trình huấn luyện các trình độ cao đẳng
Thứ nhất, vì các bộ môn hoặc các bài bản quá phong phú, nên không thể tập luyện hoặc thu nhận hết được trong một thời gian khả dĩ. Chính vì thế sẽ được chia thành 3 nhóm chuyên môn tùy theo sự lựa chọn vào theo khả năng nghiên cứu của các võ sư.
Riêng về phương diện kiến thức võ đạo, thì có tính cách đồng nhất và chia thành hai trình độ khác nhau.
Võ thuật |
Kiến thức võ đạo |
|
Nhóm các bài bản mới (4 năm) |
Kiến thức võ đạo trinh độ 1 (2 năm) |
|
Nhóm các bài bản cũ (4 năm) |
||
Kiến thức võ đạo trinh độ 2 (2 năm) |
||
Nhóm khí công (không giới hạn) |
Thứ 2 : Chương trình huấn luyện dành cho trình độ cao đẳng, đặc biệt không giống như những chương trình của trình độ sơ đẳng và trung đẳng. Không có tính cách bắt buộc, hoặc đồng nhất mà có tính cách chuyên môn, nghiên cứu và đào sâu như một chuyên gia (spécialiste - specialist). Chính vì thế chương trình huấn luyện dành cho trình độ cao đẳng, sẽ không phân chia theo đẳng cấp, mà chia theo nhóm, và trong mỗi nhóm với các học viên có nhiều đẳng cấp khác nhau.
Riêng về thời gian tập luyện của mỗi nhóm được ấn định là 4 năm. Đặc biệt nhóm khí công, thì không giới hạn thời gian, bởi có đặc tính là : không phải học hoặc tập thì sẽ thành công như các bộ môn khác mà tùy thuộc vào năng khiếu và “cơ duyên”.
V. Các khóa tập huấn và các võ sư học viên, giảng huấn
Các lớp tập huấn của trình độ cao đẳng cũng không giống như những trình độ dưới. Bởi một lớp võ bình thường là một lớp học với 1 hay 2 ngày mỗi tuần và được một võ sư giảng huấn cố định. Trong khi đó, số lượng các võ sư có trình độ cao đẳng rất giới hạn, thường tản mát tại nhiều địa phương trong một quốc gia hoặc nhiều quốc gia chỉ có 1 hay 2 võ sư mà thôi.
Chính vì thế, các lớp này phải được tổ chức thành các khoá đặc huấn định kỳ, với 1 hoặc 2 lần trong một năm trên phương diện toàn quốc hoặc trên phương diện quốc tế, tùy theo số lượng các võ sư học viên của các quốc gia hoặc tại các châu (Âu, Phi, Mỹ, Úc...)
Riêng các võ sư giảng huấn cũng thế ! Không có tính cách cố định, bởi không phải võ sư nào cũng có thể nắm bắt hoặc hiểu biết tất cả các kiến thức của môn phái, mà mỗi người chỉ có một khả năng chuyên môn riêng.
Chính vì thế, sẽ không phân biệt đẳng cấp của các võ sư giảng huấn, mà sẽ tổ chức giống như các đại học. Võ sư chuyên gia về bộ môn nào thì sẽ được mời dậy bộ môn đó. Và ngày hôm sau lại có thể trở thành học viên của một bộ môn khác. Ngược lại các võ sư học viên cũng thế, không giới hạn trình độ đẳng cấp trong một nhóm và sẽ được mời giảng huấn nếu là chuyên gia của một bộ môn trong chương trình.
Tuy nhiên vấn đề khó khăn nhất hiện nay là vấn đề tổ chức các khoá đặc huấn, soạn thảo tài liệu học tập và thông dịch giữa các ngôn ngữ.
Đặc biệt vấn đề tài liệu giảng huấn phải được đánh giá là quan trọng bậc nhất, bởi nó là nguồn gốc thống nhất của chương trình huấn luyện. Chính vì vậy, chương trình huấn luyện chi tiết, phải được soạn thảo thành văn bản (tài liệu) và dịch sang 3 sinh ngữ gốc là : Việt – Pháp – Anh. Có được như thế thì chương trình huấn luyện quốc tế trình độ cao đẳng mới có ý nghĩa và có giá trị. Nếu không nó sẽ trở thành lý do của sự chia rẽ hoặc phân tán do bởi vấn đề địa lý và ngôn ngữ. Chính vì thế, Ủy ban kỹ thuật quốc tế phải là cơ quan có thẩm quyền thu thập, soạn thảo, phát hành và tổ chức các khoá đặc huấn dành cho các trình độ cao đẳng.
VI. Tóm lược
VI.1. Chương trình võ thuật
Nhóm chuyên môn |
Chương trình võ thuật |
thời gian |
Nhóm chuyên môn các bài bản mới |
- Tứ Trụ Quyền, Ngũ Môn Quyền, Thập Thế Bát Thức, Viên Phương Quyền, Hạ Bổng Pháp, Tứ Tượng Côn (Bổng) Pháp (bàì mới), Mộc Bản Quyền - 12 thế phản côn (Bổng), Song luyện côn, Kiếm pháp trình độ 2, Bát Thủ Pháp |
4 năm |
Nhóm chuyên môn các bài bản cũ |
- Hạc quyền, Xà quyền, Bát Quái Song Đao, Thái Cực Đơn Đao - Các thế mã Tấu (phản đòn và song luyện), các thế Búa (Phản đòn và song luyện), Tay không phản súng (súng ngắn), Tay không phản súng lưỡi lê, Tam đấu, Tứ Đấu, Trói Tay Đánh Đông |
4 năm |
Nhóm chuyên môn khí công |
- 5 trình độ khí công - Nhu khí công quyền, Khí công quyền - Bát Thủ Pháp (khí công), Thất thập nhị bát thế, Kỹ thuật Tâm thể dục, Song luyện 1 và 2 dành cho người lớn tuổi (không té ngã). - Học thuyết Tạng-Phủ (Khí công) - Học thuyết Kỳ Kinh Bát Mạch (Khí công) - Học thuyết Thập Nhị Kinh Biệt (Khí công) - Các phương pháp luyện ý (Khí công) - Các phương pháp hít-thở (Khí công) - Kiến thức về Tiết Nội Tố (Khí công) - Kiến thức về các chất tinh túy (Khí công) |
4 năm |
VI.2. Chương trình kiến thức võ đạo
Chung cho tất cả các nhóm |
Chương trình kiến thức và võ đạo |
thời gian |
Trình độ 1 |
|
2 năm |
Trình độ 2 |
|
2 năm |
I. Kết luận
Trên quan điểm : “Không phải võ sư nào cũng có thể nắm bắt hoặc hiểu biết tất cả các kiến thức của môn phái”.
Tác giả đề án này cũng thế ! chắc chắn sẽ có nhiều khuyết điểm hoặc không kê khai đầy đủ các bài bản của môn phái. Ước mong quí vị bổ túc, đóng góp, giúp đề án này được hoàn chỉnh hơn.
Paris ngày 17 tháng 06-2016.
Vs Trần Nguyên Đạo