Đề án 3 - Vs Trần Nguyên Đạo - 2016

Đề án qui luật tranh giải thi đấu Vật Vovinam-VVĐ Quốc tế 

Tái lập bộ môn truyền thống của môn phái - Làm sống lại nền văn hoá cổ truyền Việt Nam 

Vs Trần Nguyên Đạo

 

Nhập đề 

Kính thưa quí thầy, 

Bộ môn thi đấu Vật Vovinam-Việt Võ Đạo là một bộ môn đã được giảng dậy và có tính cách bắt buộc trong các kỳ thi đẳng cấp tại Việt Nam trong những năm phát triển cao độ (1964-1975).

 

Nhưng sau năm 1975, tại quốc ngoại và hầu hết trên thế giới, bộ môn này chỉ được giảng dậy đòn thế (28 thế vật) cũng như các bài song luyện (từ 1 đến 3), chứ không tổ chức thi đấu vật trong các kỳ thi hoặc trong các cuộc tranh giải.

 

Tại Việt Nam cũng thế ! Sau 15 năm bị cấm đoán, khi nhà nước cho sinh hoạt trở lại, (1990), thì bộ môn thi đấu Vật cũng bị bước vào quên lãng trong các kỳ thi đẳng cấp cũng như các cuộc tranh giải.

 

Lý do tại sao thì xin miễn bàn, vì không phải là mục đích của đề án này. Năm nay, nhân đại hội Vovinam-VVĐ thế giới kỳ thứ 8-2016, tôi trân trọng đề nghị : Đề án qui luật tranh giải thi đấu Vật Vovinam-Việt Võ Đạo quốc tế. Đề án này có mục đích tái lập lại bộ môn truyền thống của môn phái và đồng thời làm sống lại nền văn hoá cổ truyền Việt Nam.

 

Đề án này đã được thận trọng thử nghiệm nhiều năm, từ các vấn đề hình thức như : trang phục, sân đấu, cung cách, thể thức… cho đến các qui luật như : chấm điểm, luật cấm, thời gian, hạng cân…

 

Khởi đầu là năm 2013, tôi và Hội đồng võ sư Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Pháp, quyết định tái lập bộ môn này nhân giải vô địch toàn quốc và lễ giỗ tổ môn phái năm thứ 53. Để chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc thử nghiệm này, tôi đã đi một vòng nước Pháp và Bỉ, đến các cục huấn luyện để giảng huấn các kỹ thuật đấu vật cũng như giải thích các qui luật cho các võ sư, huấn luyện viên và các môn sinh. Bởi trong quá khứ, cách đây 31 năm (1985), chúng tôi cũng đã thử nghiệm, nhưng không thành công vì quá nhiều tai nạn. Lý do chính là do thiếu chuẩn bị về phương diện “kỹ thuật đấu vật” cho các môn sinh.

 

Chính vì thế, cuộc thử nghiệm năm 2013 đã đạt được những thành quả bất ngờ, không những gây hào hứng đối với các môn sinh mà còn thu hút sự thích thú của các khán giả và phụ huynh. Nhưng điều quan trọng nhất và cũng là mục đích của sự thử nghiệm này là tái lập bộ môn truyền thống của môn phái cũng như làm sống lại nền văn hoá cổ truyền Việt Nam.

 

Sau đó chúng tôi tiếp tục thử nghiệm, sửa đổi và hoàn chỉnh thêm qua các cuộc tranh giải toàn quốc 2014, 2015 và 2016. Không những thế còn được thử nghiệm qua giải vô địch Âu Châu 2016 tại Vương quốc Bỉ cũng như giải vô địch thế giới lần thứ 4 năm 2014 tại Paris.

 

Xuyên qua 4 năm thử nghiệm trên, tôi thiết nghĩ dự án đã kiện toàn để đề nghị lên Hội đồng võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới, hầu chính thức hoá bộ môn truyền thống này trên toàn thế giới. 

Sơ qua về Vật cổ truyền Việt Nam

Khi xã hội loại người trở thành văn minh, thì đấu vật cũng trở thành một sinh hoạt văn hoá, thể thao và quân sự. Từ thời cổ xưa, người Hy Lạp và La Mã đã sáng chế ra môn Vật tại Âu châu (ngày nay trở thành bộ môn Olympic : lutte gréco-romaine), người Nga có môn Săm-Po (Sambo – Có liên đoàn quốc tế), người Hàn quốc có Ssireum, người Nhật có Sumô (Sumo), người Mông cổ có vật truyền thống (Bökh) …

 

Tại Việt Nam, thông qua những vết tích lịch sử thời cổ xưa, chúng ta được biết có nữ tướng Lê Chân (năm 43, thời hai bà Trưng), dựng đài thi võ và mở lò đấu vật để chiêu mộ nhân tài tại vùng ven biển Hải Phòng bây giờ. Ông Nguyễn Tam Chinh, cũng cùng thời nữ tướng Lê Chân, mở lò vật tại Mai Động (Hà Nội) và được tôn thành tổ lò vật vùng Mai Động. Vào thế kỷ thứ 10, Dương Đình Nghệ phục hưng lại lò Vật Mai Động và tuyển được 3.000 dũng sĩ đô vật có hạng.

 

Dưới thời nhà Lý và Trần, các vương hầu tôn thất đều phải đến Giảng võ đường để tập luyện võ thuật và bộ môn Vật là một trong những bộ môn quan trọng. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã thuật lại câu chuyện con riêng của Thượng hoàng Trần Thừa (1184-1234) là Bà Liệt (Hoài Đức Vương, sinh năm 1216, là cha của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản) thi đấu vật bị khoá cổ gần tắt thở, nhờ có Thượng hoàng can thiệp nên thoát chết.

 

Tiến sĩ Vật (Trạng) đầu tiên của Việt Nam có lẽ là ông Vũ Phong (1443), thời nhà Lê, sau đó có ông Mạc Đăng Dung (1483-1851) tiến thân qua tài đấu vật. Ông Lê Như Hổ (1511-1581), ông Nguyễn Doãn Khâm (đời nhà Mạc)… Tóm lại nền võ thuật Việt Nam lúc nào cũng đi đôi với Vật và đặc biệt hơn so với những bộ môn khác là Vật trở thành một truyền thống thi đua hàng năm qua các ngày lễ, hội hè, đình đám v.v. đều được tổ chức hội vật trong các tỉnh thành và làng mạc Việt Nam.

 

Tiêu biểu nhất và có lịch sử lâu đời nhất là các lò vật: Mai Động, Yên Sở, Tây Mỗ… tại Hà Nội ; lò Quốc Oai, Bát Bạt, Thạch Thất (quê sáng tổ Nguyễn Lộc)… ở Sơn Tây ; lò Tri Nghị, Đồng Nguyên, Chung Mầu, Long Khám… ở Hà Bắc ; lò Nha Môn Thạch Sơn, Tứ Xá, Tử Du… ở Vĩnh Phú ; lò Mỹ Lộc, Giao Thủy, Xuân Trường… ở Hà Nam ; lò Hoàng Hoá, Phú Khe, Lương Quán… ở Thanh Hoá ; lò Nghi Lộc, Nam Đàn… ở Nghệ An ; lò Tiên Lãng ở Hải Phòng : Lò Quảng Ninh, Bố Trạch ở Quảng Bình…

Qui luật đấu Vật Cổ Truyền Việt Nam rất đa dạng, tùy theo địa phương hoặc những kỳ thi tuyển quan võ của các triều đình. Nhưng nói chung thường có những đặc tính như sau : 

  • Tổ chức 3 hoặc 4 năm một lần trong các kỳ thi võ của triều đình tuyển quan võ.
  • Tổ chức hàng năm tại các tỉnh thành hoặc làng mạc trong các ngày hội, lễ hoặc Tết. 

Các thí sinh thường phải cởi trần và đóng khố khi đấu Vật. Không giới hạn trình độ, đẳng cấp và hạng ký. Cấm không được đấm, đá, cào cấu v.v. mà chỉ được quyền ôm vật. Thắng hay thua, được phân chia theo các trường hợp sau đây : 

  • Đẩy đối thủ ra khỏi vòng tròn sân đấu Vật (với một đường kính từ 4 đến 5 thước)
  • Nhấc bổng hai chân đối thủ khỏi mặt đất.
  • Quật ngã đối thủ xuống đất, bụng ngửa lên trời.
  • Khoá nghẹt cổ đối thủ và đối thủ xin thua.

Trong các giải vô địch, thường không giới hạn thời gian trong một hiệp. Các thí sinh phải đấu cho đến khi nào có người thắng hoặc thua mới thôi. 


Có hai loại tranh giải : 

-          Giải nhỏ dành cho các cuộc tranh giải ít người. Các thí sinh phải bốc thăm và đấu với nhau từ vòng loại cho đến chung kết và chỉ chọn 1 người duy nhất thắng giải. 

-          Giải Lớn, là loại giải vô địch, dành cho các cuộc tranh giải qui mô, giữa các làng lớn hoặc trên cấp đô thị. Được chia thành 3 giải như sau : 

    • Giải nhất
    • Giải nhì
    • Giải ba 
Sơ qua luật thi đấu Vật Vovinam-Việt Võ Đạo 
  • Các qui luật đấu vật của Vovinam-VVĐ được thành lập từ năm 1964, do « Ban Chấp Hành Trung Ương » (còn được gọi là Hội đồng môn phái, hoặc Hội Đồng võ sư môn phái) chế tác.
  • Bộ môn « Đấu Vậ» (tương đương với đấu tự do) là bộ môn thi có tính cách bắt buộc trong các kỳ thi đẳng cấp như các bộ môn : Quyền, Song Luyện, Đấu Tự Do v.v. Được chia ra như sau : 
    • 3 hiệp        : Thi lên các trình độ Lam Đai II và III Cấp
    • 6 hiệp        : Thi lên trình độ Hoàng Đai I Cấp.
    • 9 hiệp        : Thi lên trình độ Hoàng Đai II Cấp.
    • 12 hiệp      : Thi lên trình độ Hoàng Đai III Cấp.
  • Mỗi hiệp gồm 3 phút .

Đề án qui luật tranh giải thi đấu Vật Vovinam-VVĐ Quốc tế

I.          Sơ đồ sân thi đấu Vật
Sân thi đấu Vật được chia thành hai khu vực riêng biệt như sau :
  • Khu Sân Đấuđường kính tối thiểu 5m) hoặc hình vuông hoặc hình chữ nhật (mầu đỏ - mỗi cạnh 5m tối thiểu)
  • Khu An Toàn

aire combat vat 1

 Hai Thí sinh (Ts1, Ts2) và Trọng tài (Tt), tạo hình tam giác trong khu Sân đấu, đối diện với 3 Giám khảo (Gk1, Gk2, Gk3) và Trọng tài giờ (Tg).  

  • Mỗi Thí sinh đều được quyền trợ giúp bởi Huấn luyện viên của mình (Hlv1, Hlv2), ngồi cùng bên với Thí sinh của mình.  
  • Mỗi bàn Giám khảo đều được đặt dưới sự hỗ trợ của Trọng tài giờ (Tg), có bổn phận thi hành và kiểm xoát thời gian thi đấu. 
II.          Trang phục thi đấu Vật
Các thí sinh phải mặc võ phục và đeo đai theo tiêu chuẩn như sau : 
  • Võ phục và đai đẳng theo tiêu chuẩn Vovinam-Việt Võ Đạo (Điều 5 và 8 trong Qui ước Chương trình huấn luyện quốc tế)
  • Áo võ phục được thay bằng Áo May Ô, Dài Tay, với các Mầu : Trắng, Đen, Xanh hoặc Đỏ, bó theo thân (Maillot mouler - jersey mold) và bỏ trong quần. (Xem Photo 1)tenue vat

 III.          Thời gian thi đấu Vật 

  • Mỗi trận gồm 3 phút chia thành hai Hiệp, mỗi Hiệp gồm một phút rưỡi. Giữa hai hiệp được nghỉ 30 giây. Tổng cộng thời gian cho một trận đấu được ước lượng tối thiểu là 3 phút và 30 giây.  
  • Thời gian đấu của mỗi Hiệp được tính theo thời gian đấu thật sự. Tức có nghĩa trong lúc đấu, trọng tài Giờ sẽ ngưng đồng hồ mỗi khi có sự can thiệp của : Trọng tài, Giám khảo, Bác sĩ, Huấn luyện viên hoặc do chính Thí sinh yêu cầu được tạm ngưng.  
IV.         Các nguyên tắc thi đấu Vật  

IV.1.           Nguyên tắc ưu tiên 

  • Nguyên tắc ưu tiên cho người tấn công
  • Nguyên tắc ưu tiên cho các thế vật Vovinam-VVĐ: Trong trường hợp áp dụng các đòn vật Vovinam-VVD thì điểm được tính gấp đôi so với những đòn không phải của môn phái. (Xem Annotation 6 các thế Vật Vovinam-Việt Võ Đạo được quyền dùng – trang 154 -  và Annotation 5, các thế vật cấm dùng – trang 151)  

Hai nguyên tắc trên có mục đích tránh sự gằng co hoặc lôi kéo gây nhàm chán cuộc thì đấu và khuyến khích các thí sinh ra đòn thường xuyên, nhất là các đòn thế của Vovinam-Việt Võ Đạo.  

IV.2.           Nguyên tắc khoá đối thủ trên hoặc dưới 10 giây 

  • Trong trường hợp quật được đối thủ xuống đất (lưng hoặc vai chạm đất) thì được quyền khoá đối thủ (Xem Annotation 4, các thế khoá cổ dưới đất – trang 150),  nếu Trọng tài hoặc Giám khảo hô to « Đếm » (Comptage – Counting).
  • Khi Trọng tài hoặc Giám khảo hô to « Đếm », ngay sau đó Trọng tài sẽ đếm từ 1 đến 10. (Xem Photo 2)
  • Nếu sau 10 giây, đối thủ không hoặc gỡ được, thì sẽ xử thắng hoặc được điểm cao tùy theo trường hợp (Xem phương pháp chấm điểm, VII)

comptage vat

 

Đếm – Comptage - Counting 

IV.3.            Nguyên tắc phân định thắng bại  

Theo các trường hợp sau đây : 

      • Thắng
      • Huề
      • Thua (repêchage – Draft). Trong trường hợp sĩ số thí sinh là số lẻ, thì thí sinh thua cao điểm nhất đượt Vớt. 

 V.         Thủ tục gọi tên Thí sinh  

  • Tất cả các Thí sinh phải trình diện trên Sân Đấu mỗi lần được gọi tên. Ngay cả trường hợp xin bỏ cuộc.
  • Sau 3 lần gọi tên, nếu Thí sinh không trình diện thì được xem như bỏ cuộc.  
VI.        Các thể thức thi đấu Vật  

1.Các thí sinh khi được gọi tên, thì phải trình diện, nghiêm lễ Ban Giám khảo và Trọng tài. Sau đó đứng đợi lệnh ngoài sân đấu.

2.Trọng tài thực hiện các hình thức khai trận (Xem Annotation 2, các hình thức khai trận – trang 146) : kiểm soát võ phục và các dụng cụ an toàn, ra hiệu lệ: Nghiêm lễ và yêu cầu hai Thí sinh vào thế Vật : Bá cổ (gáy) và nắm tay theo qui tắc vật của Vovinam-VVĐ. (Xem Photo 3) position vat avant combat

 

3.Cuộc đấu chỉ được bắt đầu sau khi Trọng tài ra khẩu hiệu "Đấu".

4.Phải ngưng đấu khi Trọng tài hoặc Ban Giám khảo hô "Thôi". 

 

5.Trong trường hợp hai chân của một trong hai thí sinh bước ra khỏi sân đấu. Trọng tài sẽ hô « Thôi(Xem Photo 4) hors zone combat vat

 

Trường hợp được đánh giá là ra ngoài sân đấu -Cas considéré comme hors zone de combat

If considered out combat zone

6.Trọng tài hoặc Giám khảo có quyền cho ngưng đấu (hô « Thôi  

7.Ban Giám khảo theo dõi trận đấu, cho điểm, cộng điểm và chỉ định Thí sinh thắng trận đến Trọng tài.  

8.Trọng tài thực hiện hình thức « Kết trận đấ» và chỉ định Thí sinh thắng trận. (Xem Annotation 3, các hình thức kết trận của trọng tài – trang 148) 

VII.          Phương pháp chấm điểm  

VII.1.            Trường hợp thực hiện một được một thế Vật Vovinam-Việt Võ Đạo. 

(Xem Annotation 5 (trang 151) các thế cấm và Annotation 6 (trang 154), các thế được quyền sử dụng của Vovinam-Việt Võ Đạo)  

Điểm

Trường hợp thực hiện được một thế vật Vovinam-VVĐ

3

Đánh ngã đối thủ rõ rệt, sau đó khoá đối thủ dưới đất trên 10 giây mà đối thủ không gỡ được, thì tuyên bố thắng trận (ngưng đấu và không đợi hết 3 phút).

2

Đánh ngã đối thủ rõ rệt, sau đó khoá đối thủ dưới 10 giây

1

Đánh ngã đối thủ rõ rệt, nhưng không khoá được đối thủ hoặc bị đối thủ đè lại

 

 

1

Đánh ngã đối thủ không rõ rệt, sau đó khoá được đối thủ trên 10 giây

0,5

Đánh ngã đối thủ không rõ rệt, sau đó khoá được đối thủ dưới 10 giây

0

Đánh ngã đối thủ không rõ rệtnhưng không khoá được hoặc bị đối thủ đè lại

 

 

1

Trong lúc đang tấn công đối thủ và cả hai chưa té.

Nếu bị đối thủ phản lại, sau đó khoá trên 10 giây, thì đối thủ được 1 điểm

0.5

Trong lúc đang tấn công đối thủ và cả hai chưa té.

Nếu bị đối thủ phản lại, sau đó khoá dưới 10 giây, thì đối thủ được 0.5 điểm

0

Trong lúc đang tấn công đối thủ và cả hai chưa té.

Nếu bị đối thủ phản lại, nhưng đối thủ không khoá đượcthì huề

  VII.2.            Trường hợp thực hiện một thế Vật không phải Vovinam-VVĐ.  

Điểm

Trường hợp thực hiện một thế vật không phải Vovinam-VVĐ

1,5

Đánh ngã đối thủ rõ rệt, sau đó khoá đối thủ trên 10 giây

1

Đánh ngã đối thủ rõ rệt, sau đó khoá đối thủ dưới 10 giây

0.5

Đánh ngã đối thủ rõ rệt, nhưng không khoá được đối thủ hoặc bị đối thủ đè lại

 

 

1

Đánh ngã đối thủ không rõ rệt, sau đó khoá được đối thủ trên 10 giây

0,5

Đánh ngã đối thủ không rõ rệt, sau đó khoá được đối thủ dưới 10 giây

0

Đánh ngã đối thủ không rõ rệtnhưng không khoá được hoặc bị đối thủ đè lại

 

 

1

Trong lúc đang tấn công đối thủ và cả hai chưa té.

Nếu bị đối thủ phản lại, sau đó khoá trên 10 giây, thì đối thủ được 1 điểm

0.5

Trong lúc đang tấn công đối thủ và cả hai chưa té.

Nếu bị đối thủ phản lại, sau đó khoá dưới 10 giây, thì đối thủ được 0.5 điểm

0

Trong lúc đang tấn công đối thủ và cả hai chưa té.

Nếu bị đối thủ phản lại, nhưng đối thủ không khoá được, thì huề

VII.3.            Trường hợp hết giờ  

  • Trong trường hợp hết giờ (3 phút). Phân định thắng hay thua, được tính theo số điểm cao nhất đạt được. Người thua được lưu điểm trong trường hợp được vớt.
  • Trong trường hợp cả hai đồng điểm hoặc không có điểm nào thì sử huề, mỗi người được lưu lại điểm của mình.  

VII.4.            Trường hợp đặc biệt  

  • Trường hợp xin thua trong lúc đang đấu hoặc xin bỏ cuộc trước khi đấu : Người xin thua bị loại. Người kia được tuyên bố thắng trận.  

VII.5.            Trường hợp không tính điểm  

  • Đối thủ mất thăng bằng hoặc tự trợt té, ngã.
  • Một trong hai thí sinh bị đẩy ra khỏi sân đấu. Được coi là bước ra khỏi sân đấu, trong trường hợp hai chân của một trong hai thí sinh bước ra khỏi sân đấu. Trọng tài sẽ hô « Thôi và cho tạm ngưng.  
VIII.         Các điều cấm  
  • Cấm sử dụng các kỹ thuật: Đấm, Đá, Chém, Bật, Chỏ, Xỉa, Chỉ, Chỏ, Cào, Cấu, Cắn, Nắm tóc v.v.  
  • Cấm không được tóm hoặc bẻ các ngón tay hoặc cổ tay (Xem Photo 5) vat interdit casser doigt

 

Cấm không được bẻ, nắm ngón tay hoặc cổ tay - Interdiction de saisir les doigts ou les poignets

Prohibition to enter the fingers or wrists

  • Cấm không được nắm áo (Xem Photo 6) hoặc quần (Xem Photo 7). Nhưng được quyền nắm đai thắt lưng. (Xem Photo 8) 

 vat interdit nam ao

Cấm không được nắm áo - Interdiction de saisir le maillot

Prohibition to enter the jersey

vat interdit nam quan

Cấm không được nắm quần - Interdiction de saisir le pantalon

Prohibition to enter the pants

vat autorise nam dai

Được quyền nắm đai - Autorisé à saisir la ceinture

Allowed to enter the belt

  • Cấm không được tiếp tục tấn công khi đối thủ xin thua. 
  • Cấm không được tiếp tục tấn công hoặc phản công khi Trọng tài hoặc Giám khảo hoặc Trọng tài giờ ra khẩu lệnh : « THÔI ». 
  • Cấm không được tiếp tục tấn công hoặc phản công khi đối thủ đã bước ra khỏi sân đấu (hoặc bước vào khu an toàn)
IX.          Thể thức cảnh cáo 

Ban Giám khảo hoặc Trọng tài có quyền cảnh cáo và cho điểm trừ bất cứ lúc nào, nhưng phải tôn trọng theo các thủ tục sau đây : 

  • Hô khẩu hiệu ngưng đấu "Thôi".
  • Họp tại bàn Giám khảo giữa Trọng tài và 3 Giám khảo để quyết định biện pháp cảnh cáo và số điểm trừ. (Xem phụ chú 1 : các vi phạm và điểm trừ)
  • Cảnh cáo và điểm trừ chỉ có hiệu lực nếu được quyết định với đa số tương đối (2 phiếu thuận và một phiếu chống).
  • Điểm trừ phải được ghi nhận tức khắc bởi mỗi Giám khảo.
  • Trọng tài có bổn phận tuyên bố dõng dạc quyết định cảnh cáo và chỉ định rõ ràng Thí sinh bị cảnh cáo.  
X.         Đình chỉ cuộc đấu 

Cuộc đấu có thể được đình chỉ (tạm ngưng) bởi Trọng tài hoặc Ban Giám khảo trong các trường hợp sau đây :

  • Khi hai chân của một trong hai Thí sinh bước vào "khu an toàn".
  • Các Thí sinh hoặc các Huấn luyện viên được quyền xin tạm ngưng và được nghỉ 15 giây hoặc xin bỏ cuộc.
  • Trọng tài hoặc Ban Giám khảo có quyền ra khẩu hiệu tạm ngưng bất cứ lúc nào.
  • Ban Giám khảo có quyền đình chỉ cuộc đấu và chỉ định Thí sinh thắng cuộc trong trường hợp quá nguy hiểm hoặc do sự trênh lệch trình độ quá cao giữa hai bên.
  • Có sự can thiệp của Chủ tịch Hội đồng khảo thí, Giám đốc Giải vô địch hoặc Ban Y tế  
XI.        Khiếu Nại 

Chỉ có Huấn luyện viên của Thí sinh mới có quyền khiếu nại và phải tôn trọng các thủ tục sau đây : 

  • Chỉ được khiếu nại sau khi cuộc thi chấm dứt.
  • Các Thí sinh chỉ được quyền khiếu nại đến Huấn luyện viên của mình.
  • Huấn luyện viên phải đến bàn chấm thi của Ban Giám khảo để khiếu nại. Nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến võ sư Chủ tịch Hội đồng Khảo thí hoặc đến võ sư Giám đốc Giải vô địch.
  • Tuyệt đối cấm không được quyền to tiếng khiếu nại trước các khán giả hoặc hoặc cãi vã với Giám khảo.
  • Sau khi khiếu nại, Huấn luyện viên và Thí sinh phải tôn trọng các quyết định của Ban Giám khảo hoặc của Chủ tịch Hội đồng Khảo thí hoặc của Giám đốc Giải vô địch.
  • Trong trường hợp không tôn trọng các qui luật trên, các biện pháp kỷ luật sẽ được áp dụng đối với Thí sinh hoặc toàn Phái đoàn. 
XII.       Các qui định về quyền cổ động trong lúc đấu 
  • Trong khi đấu, hai Huấn luyện viên của hai Thí sinh là hai người duy nhất được quyền lên tiếng hoặc cố vấn cho Thí sinh của mình.
  • Các cổ động viên, chỉ được quyền cổ động, khuyến khích Thí sinh của mình bằng cách vỗ tay hoặc hô hào, nhưng không được quyền lên tiếng, chỉ trích hoặc cố vấn.
  • Tuyệt đối cấm các Thí sinh, không được quyền : Lên tiếng, phản đối hoặc khiêu khích đối thủ. Nhưng được quyền xin tạm ngưng để xin ý kiến Huấn luyện viên của mình.
XIII.        Các hạng cân

Các hạng cân được ấn định theo quyết định của từng quốc gia hoặc theo các giải vô địch. Nhưng thường được ấn định cách nhau 5kg theo mẫu như sau

  1. <  65kg
  2. 65 – 70kg
  3. 70 – 75 kg
  4. 75 – 80 kg
  5. > 80 kg 
XIV.       Nhiệm vụ của Trọng tài
  • Trọng tài là người có nhiệm vụ điều khiển trận đấu và bảo đảm sự tôn trọng triệt để các qui luật đấu.
  • Ra hiệu lệnh và khẩu lệnh như : bắt đầu, tạm ngưng và kết thúc cuộc đấu.
  • Theo dõi sự tôn trọng luật lệ và bảo đảm sự an toàn cho các Thí sinh.
  • Quyết định các biện pháp kỷ luật : từ Lưu Ý, Cảnh cáo, Điểm Trừ cho đến Điểm Loại.
  • Tham dự quyết định Thắng hoặc Thua nếu có sự yêu cầu của Ban Giám khảo.
  • Kiểm soát võ phục và các dụng cụ an toàn của các Thí sinh.
  • Tuyên bố và chỉ định Thí sinh thắng cuộc theo sự quyết định của các Giám khảo.
  • Trọng tài luôn luôn trong vị trí giữa hai Thí sinh và đối diện với các Giám khảo.
  • Có quyền đình chỉ cuộc đấu nếu :
    • Nhận thấy sự trênh lệch trình độ quá cao giữa hai Thí sinh.
    • Yêu cầu sự can thiệp của Ban Y tế trong các trường hợp cần thiết. 
XV.     Nhiệm vụ của Ban Giám khảo 
  • Có nhiệm vụ chấm điểm, cộng điểm và quyết định Thắng-Thua cũng như các điểm trừ và các biện pháp kỷ luật.
  • Sau một trận đấu, chỉ định và thông báo Thí sinh thắng cuộc đến Trọng tài.
  • Ban Giám khảo có quyền hỏi ý kiến Trọng tài trong những trường hợp cần thiết.
  • Có quyền đình chỉ cuộc đấu nếu :
    • Nhận thấy sự trênh lệch trình độ quá cao giữa hai Thí sinh.
    • Yêu cầu sự can thiệp của Bác sĩ trong các trường hợp cần thiết. 
XVI.    Huấn luyện viên của các Phái đoàn 

Có nhiệm vụ :

  • Chuẩn bị, giúp đỡ, cố vấn và đại diện cho các Thí sinh của mình.
  • Là đại diện chính thức duy nhất của Phái đoàn đối với Ban Giám khảo và Ban tổ chức giải vô địch.
  • Là người duy nhất được quyền ngồi ghế bên cạnh sân đấu.
  • Là người có trách nhiệm tất cả mọi sinh hoạt và thái độ của các Thí sinh của đoàn trong lúc và ngoài các cuộc đấu.
  • Là người duy nhất được quyền khiếu nại đến các Giám khảo hoặc Chủ tịch Hội đồng khảo thí hoặc Giám đốc giải vô địch.
  • Có bổn phận tôn trọng các quyết định của Ban Giám khảo hoặc Chủ tịch Hội đồng khảo thí hoặc Giám đốc giải vô địch, sau khi khiếu nại.
  • Có bổn phận tôn trọng cung cách sinh hoạt và các quyết định của Trọng tài và Ban Giám khảo 
XVII.       Ban y tế 
  • Trong bất cứ thời điểm nào, các Thí sinh, Huấn luyện viên, Trọng tài, Giám khảo… đều có quyền xin sự hỗ trợ của Ban y tế.
  • Bác sĩ có quyền đình chỉ cuộc đấu sau khi khám xét bệnh lý của các Thí sinh. Trong trường hợp này, Ban giám khảo sẽ quyết định thắng hay thua của hai thí sinh. 
XVIII.        Linh Tinh 

XVIII.1.          Tăng hoặc dồn các hạng cân

Một hạng cân hợp lệ phải có tổi thiểu 3 Thí sinh.

Chủ tịch Hội đồng Khảo thí có quyền quyết định tăng hoặc dồn các Hạng Cân.  

XVIII.2.          Vớt hoặc được trực tiếp vào vòng kế tiếp. 

Bình thường trong một hạng cân, sĩ số Thí sinh phải là số chẵn. Nếu không, Chủ tịch Hội đồng Khảo thí có quyền tuyển chọn một Thí sinh qua phương pháp bốc thăm để vào trực tiếp vòng kế tiếp hoặc đấu với thí sinh có điểm cao nhất đã bị loại trong vòng trước (được vớt) 

Phụ Chú 1  : Bảng điểm trừ 

Các vi phạm

Điểm trừ

Nắm áo hoặc quần

Cảnh cáo : -0,5 đến –1 điểm tùy trường hợp

Dùng các thế :  Đấm, Đá, Chém, Bật, Gối, Xỉa, Chỉ, Chỏ, Cào, Cấu, Cắn, Nắm tóc v.v.

Cảnh cáo : -0,5 đến –2 tùy trường hợp.

  • Tiếp tục tấn công khi đối thủ đã xin thua
  • Tiếp tục ra đòn khi Trọng tài ra khẩu lệnh : « THÔI »
  • Tiếp tục ra đòn khi đối thủ đã bước ra khỏi sân đấu (Khu An Toàn)

Cảnh cáo : -0,5 đến điểm loại (-3)


  • Cố ý bước ra khỏi Sân Đấu, từ chối đấu, bỏ chạy…
  • Cố ý té hoặc nằm xuống để chốn chạy.

Cảnh cáo : -0,5 đến -1 điểm

  • Thái độ vô lễ, thiếu văn hóa (lời nói hoặc dấu hiệu) :
    • ØĐối với đối thủ
    • ØĐối với Trọng tài hoặc Giám khảo
    • ØĐối với khán giả
    • Vi phạm điều XI (Khiếu Nại)

Cảnh cáo : -2 đến điểm loại (-3)