Lược sử Võ sư Niên trưởng Nguyễn Dần (1928-2016)

Download

 Lược sử Võ sư Niên trưởng

Nguyễn Dần

 (1928-2016) 

vovinam-bachdai-thuongdang

          • Bạch đai Chủ tịch Hội đồng võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới (Phụ chú 1).
          • Môn đệ trực tiếp của võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc.
          • Chủ tịch Tổng Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Quốc tế (1990-1992).
          • Chủ tịch Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới (3 nhiệm kỳ 2004-2016).

 

 

master NguyenDân 

Võ sư Nguyễn Dần

Đại Hội Vovinam-VVĐ Thế giới lần thứ I - 1990 – California-Usa

Võ sư Niên trưởng Nguyễn Dần sinh năm 1928 tại miền Bắc Việt Nam. Ông vốn là một trong những truyền nhân và đồng thời là bào đệ của võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc.

Ông bước vào Môn phái từ năm 12 tuổi (1936), trong thời kỳ võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc đang nghiên cứu thành lập hệ thống võ thuật cho Môn phái. 

Ông là một trong những Môn sinh tham gia thành lập võ đường đầu tiên năm 1940 tại trường Sư phạm Hà Nội (Ecole Normale), đường Đỗ Hữu Vị, Hà Nội. Sau đó, phụ giúp võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc khai giảng liên tiếp nhiều lớp võ tại Hà Nội như trường Chu Văn An tại quận Ba Đình. 

Ngoài ra, năm 1948 ông được cử vào giảng dậy cho 2000 môn sinh tại Tòa Thánh Tây Ninh, Miền nam Việt Nam cho đến năm 1949. Sau đó ông trở về miền Bắc tiếp tục phát triển tại Hà Nội.

Năm 1954, ông theo võ sư Nguyễn Lộc di cư vào Miền nam và trở thành một trong những môn đệ kỳ cựu nhất của Môn phái. 

Năm 1975, vì hoàn cảnh đất nước, ông và gia đình tản cư sang Hoa Kỳ, nhờ sự giúp đỡ của võ sư Trần Huy Phong, theo tầu Trường Xuân [[1]], một chuyến tầu tỵ nạn đầu tiên năm 1975. Từ đó, ông là một trong những võ sư Niên trưởng năng động nhất, đóng góp đều đặn các hoạt động của Môn phái trên bình diện quốc tế. 

 

 masternguyendan-philong-1990

Đại hội Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới, Hoa kỳ, 1990

Võ sư Niên trưởng Nguyễn Dần (phải)

Võ sư Phi Long (trái)

 

 

Năm 1990, nhân đại hội thế giới đầu tiên của Môn phái được tổ chức tại California-Usa, ông được toàn thể đại hội tín nhiệm trong chức vụ Chủ tịch Tổng Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Quốc tế. 

Năm 1996, nhân đại hội thế giới kỳ hai được nhóm họp tại Paris với mục đích tổ chức lại các cơ chế Vovinam-Việt Võ Đạo quốc tế và thành lập hai cơ quan lãnh đạo tối cao của Môn phái : Hội đồng võ sư thế giới Tổng Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới. Ông được mời vào chức vụ cố vấn tối cao cho Hội đồng võ sư Thế giới liên tiếp trong hai nhiệm kỳ. 

Năm 2004, nhân đại hội võ sư thế giới lần thứ năm được tổ chức tại Houstons-Texas, Hoa Kỳ, tuy tuổi đã cao và đường xá xa sôi nhưng ông không quản ngại đến sinh hoạt với đại hội liên tiếp 5 ngày và đã đóng góp tích cực trong mọi cuộc thảo luận. Nhân dịp này, ông đã tuyên bố : "Tuy đã cao niên, sức lực không còn như xưa, nhưng nếu Môn phái cần đến tôi thì tôi sẵn sàng đóng góp với tất cả khả năng cho phép". 

Chính vì thế, Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới đã yêu cầu và được ông chấp thuận trong vai trò Chủ tịch Hội đồng võ sư Thế giới sau khi võ sư Lê Sáng xác định từ chức, chức vụ này qua văn thư ngày 16 tháng 8 năm 2004 [[1]]. Từ đó ông liên tiếp nhận lãnh chức vụ biểu tượng này cho đến ngày qua đời.

 

 


_____________________________

Phụ chú 1 : Bạch đai Chủ tịch Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới 

Bạch đai này (đai trắng với 4 màu cấp dưới), trước đây chỉ dành riêng cho Chưởng môn Vovinam-Việt Võ Đạo. 

Nhân đại hội Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới lần thứ 2, được tổ chức tại Paris năm 1996, đại hội đã biểu quyết hủy bỏ chức vụ Chưởng môn, sau khi võ sư Chưởng môn Lê Sáng qua đời (Điều 15.1, Chương III, Nội qui sinh hoạt của HĐVS/TG). Và đây cũng là ước nguyện của võ sư Lê Sáng khi ông còn tại thế [[1]]. 

Sau khi võ sư Chưởng môn Lê Sáng qua đời năm 2010. Và nhân đại hội Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới lần thứ 7, được tổ chức vào tháng 05-2012 tại Paris. Đại hội đã biểu quyết duy trì Bạch đai Chưởng môn, bằng cách đổi danh xưng thành Bạch đai Chủ tịch Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới, hầu tiếp tục duy trì truyền thống và hệ thống đẳng cấp của Vovinam-Việt Võ Đạo và đồng thời cũng là cách tưởng nhớ đến công lao đóng góp của hai vị Chưởng môn của Môn phái, đó là : cố võ sư Lê Sáng và Trần Huy Phong.



[1]Tầu Trường Xuân là thuyền tị nạn chính trị đầu tiên rời Sài Gòn khi quân đội Cộng Sản miền Bắc đánh chiếm Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trong chuyến này, có khoảng 4.000 người, trong đó có tất cả gia đình võ sư Nguyễn Lộc, gồm : Gia đình bà Nguyễn Lộc, gia đình võ sư Nguyễn Dần, gia đình ông Nguyễn Hải… tổng cộng khoảng hai mươi người. Trên chuyến thuyền này, có sự hiện diện của võ sư Nguyễn Tiến Hội, võ sư sáng lập phong trào Vovinam-Việt Võ Đạo tại Đức 

[2]Trước đây (2002-2004) võ sư Lê Sáng đã nhận lãnh chức vụ này nhân Đại hội bất thường được võ sư Tổng thư ký Hội đồng Võ sư Voinam-Việt Võ Đạo Thế giới, Nguyễn Văn Cường, triệu tập ngày 04/02/2002, tại California, Hoa Kỳ, cùng sự hiện diện của võ sư Lê Sáng. 

[3]Theo diễn văn sám hối của võ sư Lê Sáng, được đọc trước anh linh Sáng tổ, nhân buổi họp mặt cuối năm, trước các võ sư Hồng đai và một số Trưởng võ đường tại Việt Nam ngày 22 tháng chạp, năm Tân Mùi (tức 20/01/1992) : "… Đệ tử xin cúi đầu sám hối trước anh linh Sáng tổ và tự nhận hình phạt : Giáo huấn không nghiêm, lập thừa kế không thành, nay tự truất quyền tuyển chọn và truyền ngôi vị Chưởng môn cho người thừa kế…"

 

 

 

 

   

 


Conseil mondial ds Maîtres
© Fédération mondiale de Vovinam-Việt Võ Đạo