THÔNG TIN VỀ VIỆC TỔ CHỨC ĐẠI HỘI VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO THẾ GIỚI LẦN THỨ 10, NĂM 2024 TẠI HOUSTON TEXAS - HOA KỲ

titre vovinam vvd1 officiel  350x35

tldtg vovinamlogo vovinam vvd officiel 80x120     

thông tin về việc tổ chức đại hội Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới lần thứ 10, năm 2024 tại houston texas - hoa kỳ

 

Liên đoàn Vovinam-VVĐ Texas vừa thông báo đến Tổng Liên đoàn Thế giới, quyết định đình chỉ tổ chức Đại hội Thế giới lần thứ 10 tại Houston Texas vào tháng 7 năm 2024, vì lý do nội bộ. 

Chúng tôi rất tiếc, vì việc hủy bỏ này đã gây thất vọng lớn và tổn thất tài chính cho các võ sư và các lãnh đạo đã mua vé máy bay. 

Để giải quyết vấn đề này và sau khi liên lạc với một số quốc gia thành viên, Tổng Liên đoàn Thế giới lập danh sách các quốc gia có tiềm năng đứng ra tổ chức như sau (xếp theo thứ tự bảng chữ cái của tiếng Pháp) : 

  • Đức, Belarus và Nga (đồng tổ chức), Pháp, Maroc, Senegal. 

Đại hội Thế giới lần thứ 10 sẽ được tổ chức trong 3 ngày, khoảng tháng 9 và đầu tháng 10 năm 2024. 

Sau khi nghiên cứu tính khả thi của các quốc gia ứng cử viên và sau khi nghiên cứu các hồ sơ xin tổ chức, chúng tôi sẽ thông báo kết quả trong những ngày sắp tới.

 

Vs. Thierry NGUYỄN THẾ

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Vovinam Việt Võ Đạo Thế giới


Dự án cải tiến bài Việt Võ Đạo Quyền - Paris-2022

logo vovinam vvd officiel 80x120

Ủy Ban Kỹ Thuật Quốc Tế
La Commission Technique Internationale
The International Technical Board

275-2022-CTI/VN-01-04-2022


Vs. Trần Nguyên Đạo
Chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật Quốc tế

 

 

vvd logo congres 2022 noir

Dự án cải tiến bài Việt Võ Đạo Quyền

 

 

 Download 

 

Kính gửi quí thầy, thành viên Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới.

Với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật Quốc tế, tôi xin đề nghị đến quí thầy dự án cải tiến bài "Việt Võ Đạo Quyền" [1], một bài của trình độ Huyền/Hoàng đai nhị cấp để thi lên trình độ Huyền/Hoàng đai tam cấp. Bài quyền này đã được Hội đồng Võ sư Thế giới thông qua và đưa vào chương trình huấn luyện quốc tế chính thức nhân tại Đại hội lần thứ 4 tại Houston Texas, Hoa Kỳ năm 2004.

Bài Việt Võ Đạo Quyền này có đặc điểm giống như bài Khai Môn Quyền của trình độ tự vệ nhập môn, do bởi không phải là một bài Quyền truyền thống như : Thập Tự Quyền, Long Hổ Quyền, Lão Mai Quyền, Ngọc Trản Quyền… vì nó không mô phỏng một cuộc đấu tưởng tượng với một hay nhiều đối thủ, mà chỉ là những "tiết mục kỹ thuật". Mục tiêu của Quyền là giúp Môn sinh ôn-tập các kỹ thuật cơ bản và các thế phản đòn của trình độ trung cấp. Vì vậy, nó chỉ là một phương tiện ôn-luyện hoặc chính xác hơn là một “bài tập ứng dụng” hơn là một bài Quyền đúng nghĩa.

Sau nhiều năm luyện tập và giảng dạy, tôi nhận thấy bài Quyền này có những khuyết điểm lớn như sau:

  1. 1. Quá dài : Khoảng 140 thế (Khai Môn Quyền : 38 thế, Thập Tự Quyền : 54 thế, Long Hổ Quyền : 44 thế …), dẫn đến các vấn đề :
    • Kiệt quệ, nếu chúng ta muốn trình bày một cách vũ bão cùng với tốc độ.
    • Các kỹ thuật không diễn xuất được một cách chính xác và tuyệt kỹ vì chiều dài của Quyền.
    • Hay quên và ngập ngừng trong khi diễn xuất.
  2. Lặp đi, lặp lại nhiều lần : 2, 3 hoặc 4 lần cùng một thế. Tổng cộng có khoảng 25 lần lặp lại.
  3. Không trở lại vị trí cũ so với vị trí khởi đầu.

Ba khuyết điểm trên vừa là một trở ngại cho sự tiến bộ của các Môn sinh, vừa là một bất lợi cho uy tín của một đại phái như Vovinam-Việt Võ Đạo.

Vì những những lý do trên, tôi và võ sư SFORZA Aldo đã đầu tư 8 năm để nghiên cứu hầu cải tiến bài Quyền này và chúng tôi vinh dự xin giới thiệu công trình này đến quí thầy và đệ trình dự án lên Hội đồng Võ sư Thế giới để biểu quyết.

Các nguyên tắc cải tiến bài Việt Võ Đạo Quyền

  1. Tôn trọng các mô hình và mục đích của Quyền và chỉ đề xuất những thay đổi liên quan đến ba khuyết điểm nêu trên.
  2. Giảm xuống còn 80 thế thay vì 140 (- 43%).
  3. Loại bỏ tất cả các đòn thế có tính cách lặp đi lặp lại.
  4. Để Quyền được phù hợp với các kỹ thuật cơ bản hoặc các thế phản đòn đã được giảng dạy ở cấp Huyền/Hoàng đai, bằng cách thêm :Trở về chỗ cũ khi kết thúc Quyền.
    • 8 thế Chỏ.
    • 8 thế Gạt.
    • 8 thế Chém.
    • 8 thế Đấm Bật.
    • Phản Đấm Móc cấp độ 6.
    • Phản Đấm Hai Tay cấp độ 7.
    • Phản Đấm Thẳng cấp độ 4.
    • Phản Đấm Hai Tay cấp độ 3.
    • Phản Đấm Thẳng cấp độ 3.
  5. Trở về chỗ cũ khi kết thúc Quyền

Trong lúc chờ đợi đại hội lần thứ 9 sắp tới để trình bày và phân tích chi tiết về những đề nghị thay đổi nêu trên, xin mời quí vào xem các hình ảnh tạm thời sau đây :

➢ Bài Việt Võ Đạo Quyền hiện nay (Viet Vo Dao Quyen Old):

 

 


➢ Bài Việt Võ Đạo Quyền đề xuất (Viet Vo Dao Quyen New):

 

Xin quí thầy đừng phổ biến các Vidéo này, bởi đây chỉ là dự án và chưa được Hội đồng Võ sư Thế giới biểu quyết thông qua.

Hẹn gặp quí võ sư nhân đại hội thế giới sắp tới.
Vs. Trần Nguyên Đạo


 1 : Tên đầy đủ là : Thân, Thủ, Bộ, Cước, Pháp, Tinh hoa Việt Võ Đạo


© La Fédération Mondiale de Vovinam-VietVoDao | http://vovinamworldfederation.com


 

Dự án cải tiến hệ thống Kiếm - Paris-2022

logo vovinam vvd officiel 80x120

Ủy Ban Kỹ Thuật Quốc Tế
La Commission Technique Internationale
The International Technical Board

279-2022-CTI/VN-12-06-2022


Vs. Trần Nguyên Đạo
Chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật Quốc tế

 

 

vvd logo congres 2022 noir

Dự án cải tiến hệ thống Kiếm

 

Vovinam-Việt Võ Đạo

 

 

 Download  

 

Lý do đệ trình 

Kính thưa quí thầy, thành viên Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới. 

Với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật Quốc tế, tôi xin mạn phép đề nghị đến quí thầy bản dự án cải tiến kỹ thuật Kiếm Vovinam-VVĐ trình độ 1 [1]. Hiện nay, theo Chương trình huấn luyện Quốc tế, Kiếm pháp trình độ 1, đã được giảng dạy như sau : 

-        Trình độ Huyền/Hoàng Nhất cấp : Bài Lưỡng Nghi Kiếm Pháp và 7 thế phản kiếm (hoặc còn gọi là các đòn phân thế kiếm) từ số 1 đến số 7. 

-        Trình độ Huyền/Hoàng Nhị cấp : Bài Song Luyện Kiếm và 7 thế phản kiếm từ số 8 đến số

15. 

Bốn trình độ Kiếm còn lại, được dành riêng cho các Võ sư, những vị muốn trở thành “chuyên gia” hoặc để trở thành "bậc thầy về kiếm". Những kỹ thuật kiếm này là một bảo tàng và thế mạnh của Vovinam-VVĐ so với các võ phái khác trên thế giới. Bởi chúng ta biết bảo tồn tính xác thực và sự tinh túy của Kiếm pháp và không bị cuốn hút theo khuynh hướng ngoạn mục hoặc biểu diễn.

Trong Vovinam-VVĐ hiện nay (2022), theo hiểu biết của tôi, chúng ta có thể đếm trên đầu ngón tay những người vẫn còn thông suốt được 5 trình độ của hệ thống kiếm này ! 

Cách đây 24 năm, vào năm 1998, nhân đại hội thế giới lần thứ 3, được tổ chức tại Houston, Texas, Hoa Kỳ, tôi đã trình luận án thi lên Hồng đai Nhị cấp cùng với mục đích khai triển và bảo toàn bộ môn Kiếm pháp. Ngày nay, theo tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải đưa những kiến thức trên vào một cuốn sách để bảo tồn lâu dài tinh hoa của Môn Phái. 

Tuy nhiên có một khúc mắc rất quan trọng đã tồn tại trong hơn 70 năm qua, đó là : những kỹ thuật 

Kiếm trình độ 1 của chúng ta có một số khuyết điểm sau đây : thiếu mạch lạc và có sự mâu thuẫn giữa 3 bài bản tạo nên nó : Lưỡng Nghi Kiếm Pháp, 15 thế phản kiếm và Song Luyện Kiếm. Trong quá khứ tôi đã nhận thức được điều này, nhưng vì còn trẻ, chưa đủ kiến thức cũng như chưa đủ vị thế để đệ trình một dự án sửa đổi. 

Ngày nay, với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật Quốc tế, tôi nghĩ rằng khả dĩ có thể đệ trình một dự án cải cách, hay đúng hơn là tìm kiếm sự mạch lạc và sự thuần lý giữa các bài bản và các kỹ thuật trong Hệ thống kiếm trình độ 1. Sau đó, xuất bản chính thức trong một cuốn sách để dùng làm tài liệu tham khảo. 

Phân tích 

Kiếm pháp trình độ 1 có những khuyết điểm lớn như sau: 

1.Không đầy đù : 

  •     Trong chương trình huấn luyện hiện nay, chúng ta thiếu hoàn toàn các thế căn bản về kiếm như : Các thế Thủ, Chém và Gạt, vốn là những kỹ thuật cốt lõi phải học và phải biết trước khi tập bài Lưỡng Khi Kiếm Pháp, Song Luyện Kiếm hoặc 15 thế phản Kiếm. Việc này tương tự như chúng ta không học các thế căn bản như : Đấm, Đá, Chém, Gạt, Chỏ, Gối… mà học trực tiếp các bài Khai Môn, Thập Tự, Long Hổ, các bài song luyện và các thế phản công v.v. 
  •     Ngoài ra chúng ta cũng không được học hỏi các kiến thức cần thiết khi sử dụng kiếm như : các cách cằm kiếm, các cách sử dụng kiếm, khi : đứng, ngồi, quay ra sau. Các loại kiếm, các khổ của kiếm (chiều dài, chiều dầy, trọng lượng, kiếm cong, kiếm thẳng, kiếm một hay hai lưỡi…).

2.Lặp đi, lặp lại nhiều lần : 

Trong bài Lưỡng Nghi Kiếm Pháp, tổng cộng chỉ có 78 thế, nhưng có đến 36 thế loang, tức chiếm gần 50% của bài. Sau đây là phân tích chi tiết : 

-        26 thế loang thuận (loang từ dưới lên) : 33,3%, tức trên 1/3 tổng số 75 thế,

-        10 thế loang ngược (loang từ trên xuống) : 12,8%,

(Tổng cộng 36 thế loang, chiếm 46,1% của bài quyền) 

-        11 thế chém ngang, 

-        4 thế chém dọc, 

-         4 chém vớt và xả (2 thế chém xả, 45° từ trên xuống, 2 thế chém vớt, 45° từ dưới lên), 

-         7 thế đâm (3 thế đâm thẳng, 2 thế đâm dọc từ trên xuống, 1 thế đâm dọc từ dưới lên và 1 thế đâm ngang), 

-        15 thế gạt,

-        1 thế đá bay thẳng (phi cước). 

3.Không trở lại vị trí cũ so với vị trí khởi đầu : 

Nếu chúng ta tôn trọng các thế tấn và bộ pháp một cách chính xác, thì khi kết thúc, chúng ta không trở về vị trí lúc khởi đầu, mà lùi về khía sau khoảng 3 thước. 

Ba khuyết điểm trên vừa là một trở ngại cho sự tiến bộ của các Môn sinh, vừa là một bất lợi cho uy tín của một đại phái như Vovinam-Việt Võ Đạo. Vì những những lý do trên và sau khi đã nghiên cứu trong nhiều năm, tôi xin đề nghị dự án cải cách sau đây lên Hội đồng Võ sư Thế giới và xin quí thầy nghiên cứu và biểu quyết. 

Các nguyên tắc cải tiến hệ thống kỹ thuật kiếm pháp trình độ 1 

1- Tôn trọng các mô hình và mục đích của Kiếm và chỉ đề xuất những cải tiến liên quan đến ba khuyết điểm nêu trên. 

2- Giảm thiểu tối đa các đòn thế có tính cách lặp đi lặp lại. 

3- Đề xuất những kỹ thuật mới để hoàn thiện những khuyết điểm. 

4- Thay đổi những kỹ thuật cũ nhằm xóa bỏ những mâu thuẫn, đồng thời mang lại sự hợp lý giữa ba bài bản của Kiếm, đó là : Lưỡng Nghi Kiếm Pháp, các thế phản kiếm và Song Luyện kiếm. 

5- Trở về chỗ cũ khi kết thúc Quyền. 

Để thực hiện cụ thể những nguyên tắc cải tiến trên, tôi xin đề trình các thay đổi như sau: 

1- Đề nghị 8 thế chém căn bản Vovinam-Việt Võ Đạo : 

1: chém dọc (chặt), 2: Chém ngang, 3: Chém loang thuận (loang từ dưới lên), 4: chém loang ngược (loang từ trên xuống) 5: Chém vớt (45° từ dưới lên), 6: Chém xả (45° từ trên xuống), 7: chém chấn (chấn ngang), 8: các thế đâm (gồm 5 thế đâm : 1-đâm thẳng, 2-đâm xoáy, 3-đâm ngang, 4-đâm dọc trên (từ trên xuống) và 5-đâm dọc dưới (từ dưới lên)). 

         

2- Đề nghị 8 thế gạt căn bản Vovinam-Việt Võ Đạo : 

1: Gạt một (từ trong ra ngoài, phía trên), 2: Gạt hai (từ ngoài vào trong, phía trên), 3: Gạt ba (gạt dưới chân, từ ngoài vào trong), 4: Gạt bốn (gạt dưới chân, từ trong ra ngoài), 5: Gạt năm (gạt ngang phía trái), 6: Gạt sáu (gạt ngang phía phải), 7: Gạt bảy (gạt từ dưới lên trên phiá phải), 8: Gạt tám (gạt từ dưới lên trên, phía trái).        

       

3- Các thế Chém Gạt trên đưa đến sự thay đổi bài Tinh Hoa Lưỡng Nghi Kiếm Pháp :

     Xin xem bài cũ : 

                   

 

      Đề nghị bài mới : 

                   


Phân tích bài Lưỡng Nghi mới

 

Tổng cộng có 62 thế, thay vì 78, được chia ra như sau : 

-        16 thế loang thuận (loang từ dưới lên) : 25,8%, 

-        4 thế loang ngược (loang từ trên xuống) : 4,6%, 

(Tổng cộng 20 thế loang, chiếm 32,2% của bài quyền) 

-        8 thế chém ngang,

-        4 thế chém dọc,

-         4 chém vớt và xả (2 thế chém xả, 45° từ trên xuống, 2 thế chém vớt, 45° từ dưới lên), 

-         7 thế đâm (3 thế đâm thẳng, 2 thế đâm dọc từ trên xuống, 1 thế đâm dọc từ dưới lên và 1 thế đâm ngang), 

-        15 thế gạt,

-        1 thế đá thẳng. 

4- Cũng theo các thế Chém, Gạt và bài Lưỡng Nghi mới, sẽ đưa đến sự thay đổi các thế phản kiếm hoặc còn gọi là các thế phân tích kiếm và bài Song Luyện kiếm (sẽ trình bày chi tiết trong đại hội). 

Trong lúc chờ đợi đại hội lần thứ 9 sắp tới để trình bày và phân tích chi tiết về những đề nghị thay

đổi nêu trên, xin quí thầy cùng nghiên cứu để đóng góp hoàn thiện hơn cho dự án này. 

Ngoài ra xin quí thầy đừng phổ biến các Vidéo này, bởi đây chỉ là dự án và chưa được Hội đồng Võ sư Thế giới biểu quyết thông qua.

 

Hẹn gặp quí võ sư nhân đại hội thế giới sắp tới.

 

Vs. Trần Nguyên Đạo


1 : Trong hệ thống Kiếm Vovinam-VVĐ gồm có 5 trình độ.


© La Fédération Mondiale de Vovinam-VietVoDao | http://vovinamworldfederation.com


 

Đề nghị tu chỉnh liên quan đến việc thi Chuẩn Hồng Đai-Paris-2022

titre vovinam vvd1 officiel  350x35

vovinam-vvd hdvstg tldtglogo vovinam vvd officiel 80x120 logo 9eme congres

 

 

Réf : 59-2022-TLD/TG/VN- 14-06-2022


 

Đề nghị tu chỉnh liên quan đến việc thi Chuẩn Hồng Đai

 Download 

 

Thưa quí thầy, thành viên Hội Đồng Võ sư Thế giới 

Tôi hân hạnh trình bày đến quí thầy những suy tư về dự án cải tiến liên quan đến việc thi lên trình độ Chuẩn hồng đai (4 đẳng quốc tế) của Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo. 

Năm 1964, các võ sư thành viên Hội đồng Võ sư đầu tiên của Môn phái đã sáng tác danh xưng « Vovinam- Việt Võ Đạo », cụm từ này có ý chí muốn nói rằng : "võ thuật" và "võ đạo" không thể tách rời trong suốt cuộc đời tập luyện của các Môn sinh. Và đây cũng là cách tôn trọng điều Tâm hướng thứ nhất của Môn phái : « Môn đồ Vovinam-Việt Võ Đạo nguyện tận tâm rèn luyện võ thuật và phát huy võ đạo để phục vụ nhân sinh ». 

Nhưng theo các theo các điều 14.1 và 14.2 của Qui ước Đẳng cấp Quốc tế của chúng ta về việc thi lên đẳng cấp đã qui định như sau : 

-        Các thí sinh thi lên trình độ Chuẩn hồng đai (tứ đẳng quốc tế) chỉ thi kỹ thuật theo như chương trình huấn luyện quốc tế đã được Hội đồng Võ sư Thế giới công bố. 

-        Các thí sinh từ trình độ Hồng đai I cấp trở lên (ngũ đẳng quốc tế), phải thực hiện việc nghiên cứu dưới dạng một luận văn hoặc luận án hoặc trình bày kỹ thuật. 

Chính vì thế tôi đề nghị sửa đổi điều 14.1 của Qui ước đẳng cấp Quốc tế như sau: 

Chỉ thi kỹ thuật : dành cho các trình độ thi từ Huyền đai đệ nhất cấp đến Huyền đai đệ tam cấp. Thi kỹ thuật và đệ trình luận văn dành cho trình độ Chuẩn Hồng đai (tứ đẳng quốc tế). 

Kính chúc quí thầy tiếp nhận tốt và dành thời gian nghiên cứu đề nghị cải tiến này hầu đề án được hoàn thiện hơn. 

Trân trọng 

Vs.  Nguyễn Thế Trường


© La Fédération Mondiale de Vovinam-VietVoDao | 


 

Đề án phương cách thay đổi hàng ngũ lãnh đạo Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới - Paris 2022

titre vovinam vvd1 officiel  350x35

vovinam-vvd hdvstg tldtglogo vovinam vvd officiel 80x120 logo 9eme congres

 

 

Réf : 135-22-TTK/VN- 17-06-2022


 

Đề án phương cách thay đổi hàng ngũ lãnh đạo
Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới

 Download 

 

Kính thưa quí thầy, thành viên Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới,
Và quí Chủ tịch Liên đoàn Quốc gia.

Theo truyền thống, các kỳ đại hội Vovinam Việt Võ Đạo Thế giới là những khoảng thời gian kỳ diệu cho phép tất cả các võ sư và các lãnh đạo các liên đoàn quốc gia trên thế giới được gặp nhau để trao đổi những kỹ thuật mới, các phương pháp giảng dạy hoặc đề xuất những thay đổi quy tắc hoạt động sao cho các cơ chế thích nghi tốt hơn so với nhu cầu của chúng ta.

Ngoài ra, được tổ chức cứ 4 năm một lần, đại hội thế giới cũng là dịp để thay đổi hàng ngũ lãnh đạo Vovinam Việt Võ Đạo Thế giới, thông qua việc bầu cử dân chủ các thành viên của hai cơ chế :

  • Hội đồng Võ sư Thế giới
  • Tổng Liên đoàn Thế giới

Đại hội thế giới lần thứ 8 đã được tổ chức tại Los Angeles - California - Hoa Kỳ, vào tháng 7 năm 2016. Trên nguyên tắc và theo Qui lệ hoạt động, Đại hội thế giới lần thứ 9 phải được tổ chức tại Paris vào tháng 5, 2020. Nhưng rất tiếc, cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu do dịch Covid-19 đã buộc chúng ta phải hoãn lại sự kiện này cho đến tháng 7 năm 2022.

Về mặt lý thuyết, theo Nội qui hoạt động, việc bầu chọn các lãnh đạo mới sẽ được thực hiện trong Đại hội Thế giới lần thứ 9 này với một nhiệm kỳ 4 năm (2022-2026). Và chu kỳ 4 năm này sẽ tiếp tục kéo dài trong tương lai. Điều này cũng có nghĩa là các kỳ Đại hội Thế giới trong tương lai sẽ cùng thời điểm với các Giải vô địch thế giới, thay vì cách nhau 2 năm như từ trước đến nay.

Trong những ngày tháng vừa qua, chúng tôi đã nhìn thấy Ban tổ chức đã gặp những « khó khăn lớn » khi phải tổ chức Đại hội Thế giới lần thứ 9 cùng lúc với Giải vô địch Thế giới lần thứ 6. Như vậy trong những đại hội kỳ tới : 2026, 2030, 2034… chúng ta sẽ phải chứng kiến một vấn đề khủng hoảng về phương diện tổ chức sẽ được tái diễn.

Kính thưa quí võ sư, các Chủ tịch Liên đoàn quốc gia

Để ngăn chặn vấn đề này tái diễn, tôi đề xuất 3 giải pháp sau đây, để được lựa chọn bởi một cuộc bỏ phiếu dân chủ trong Đại hội Thế giới lần thứ 9:

Giải pháp thứ nhất : Vẫn duy trì lịch đã bị thay đổi bởi dịch Covid-19 : 2022, 2026, 2030… và Đại hội Thế giới sẽ phải tổ chức cùng lúc với Giải vô địch thế giới

Ưu điểm

Khuyết điểm

Tôn trọng nhiệm kỳ 4 năm một cách

Những nỗ lực khổng lồ để tổ chức Đại hội Thế

nghiêm túc

giới kết hợp với các Giải vô địch Thế giới

 

Từ giờ trở đi, lịch sẽ bị thay đổi do dịch

 

Covid-19

Giải pháp thứ hai : Bầu cử Ban lãnh đạo mới với một nhiệm kỳ 2 năm (2022-2024) sau đó trở lại chu kỳ cũ : 2024, 2028, 2032…

Ưu điểm

Khuyết điểm

Trở lại chu kỳ như trước từ năm 2024

Nhiệm kỳ đặc biệt chỉ có 2 năm

Tránh được việc tổ chức các Đại hội Thế

Không có dự án dài hạn bởi nhiệm kỳ của

giới cùng với các Giải vô địch Thế giới

Ban lãnh đạo mới quá ngắn

Giải pháp thứ ba : gia hạn thêm 2 năm (2022-2024) cho Ban lãnh đạo hiện tại, sau đó trở lại chu kỳ 4 năm như cũ : : 2024, 2028, 2032…

Ưu điểm

Khuyết điểm

Trở lại chu kỳ như trước từ năm 2024

 

Tránh được việc tổ chức các Đại hội Thế

 

giới cùng với các Giải vô địch Thế giới

 

Kính thưa quí võ sư, các Chủ tịch Liên đoàn quốc gia

Cảm ơn quí vị đã lưu tâm theo dõi đề án này và rất tin tưởng vào lựa chọn sáng suốt của quí vị trong cuộc biếu quyết sắp tới. Xin hẹn gặp lại quí vị tại Paris - Pháp và tin rằng Đại hội Thế giới lần thứ 9 và Giải vô địch Thế giới lần thứ 6 sẽ đạt được thành công tốt đẹp.


Paris, ngày 17/06/2002
Tổng thư ký, Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới
Vs. Hà Kim Khánh


© La Fédération Mondiale de Vovinam-VietVoDao | 


 

Chuyên mục phụ

  • Thông tin
  • Thi cử
  • Hồ sơ
  • Các Đề Án Tu Chỉnh nhân Đại Hội Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới kỳ 7

    Một tổ chức quốc tế như chúng ta mà không có những thay đổi hoặc những cải cách thì sẽ là một tổ chức dậm chân tại chỗ và không có tương lai.

    Chính vì thế, những thay đổi như : Nội qui sinh hoạt, qui ước quốc tế, qui luật điều hành … Các đề nghị cải cách như : Chương trình huấn luyện, chương trình võ đạo, chương trình thi … vốn là những sinh hoạt cần thiết và đồng thời là trọng trách của các võ sư thành viên Hội Đồng Võ Sư Thế Giới.

    Theo Chương I, Điều 4.4, Nội Qui Sinh Hoạt Hội Đồng Võ sư Thế Giới thì : « Tất cả các võ sư thành viên đều có quyền đề nghị các dự án, thay đổi các điều, khoản, trong tất cả các qui chế sinh hoạt của hội đồng. Nhưng phải gửi trước 2 (hai) tháng về Tổng Thư ký HĐVS/TG để đưa vào nghị trình. »