Những Ngôi Sao Sáng Vovinam - Việt Võ Đạo
Lược Sử Cố Võ Sư Lê Sáng (1920 - 2010) (old)
- Võ sư Lê Sáng sinh năm 1920, gia nhập môn phái năm 1940 tại Hà Nội Việt Nam.
- Nhiệm lãnh trọng trách Chưởng môn từ năm 1964 đến 1986 và từ năm 1990 cho đến ngày ông qua đời.
- Ông qua đời ngày 27/09/2010 tại Việt Nam, hưởng thọ 90 tuổi.
Sinh thời
Ông Lê Sáng chào đời vào mùa thu năm 1920 tại Hà Nội, Việt Nam trong một gia đình có nề nếp Nho Giáo phía Nội và Công Giáo phía Ngoại. Ông là trưởng nam trong một gia đình có hai em gái. Cá nhân ông chưa bao giờ lập gia đình vì ông muốn cống hiến cả cuộc đời cho môn phái.
Năm 20 tuổi, qua một cơn bạo bịnh ông tê liệt cả người và sau một năm chữa trị, ông phục hồi sức khoẻ nhưng vẫn không đi đứng bình thường, theo lời khuyên của gia đình ông tìm thầy học võ. Duyên may đưa ông đến tập Vovinam cùng với hai bạn là Đặng Bảy và Đặng Bỉnh tại trường Sư phạm Hà Nội do võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc (1912-1960) giảng huấn.
Lược Sử Cố Võ Sư Trần Huy Phong (1938 - 1997)
- Hồng đai đệ ngũ đẳng (huyền đai đệ cửu đẳng quốc tế)
- Chưởng môn Vovinam-Việt Võ Đạo (1986-1990)
- 1960-1964 : Thay thế sư tổ, lãnh đạo môn phái.
- 1964-1967 : Phụ tá Chưởng môn, Trưởng Ban Huấn luyện kiêm Trưởng Ban Nghiên kế
- 1967-1973 : Tổng đoàn trưởng Tổng đoàn Thanh niên Vovinam Việt Võ Đạo.
- 1973-1975 : Tổng cục trưởng Tổng cục Huấn luyện Vovinam Vìệt Võ Đạo Việt Nam, Chủ tịch văn phòng phát triển Vovinam-Việt Võ Đạo Quốc tế
- 1986-1990 : Chưởng môn Vovinam Việt Võ Đạo
- 1996-1997 : Sáng lập viên Hội đồng võ sư và Tổng Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới.
Sinh thời
Võ sư Trần Huy Phong sinh ngày 28-12-1938 tại Huyện Quần Phương Trung, quận Hải Hậu, tỉnh Nam Định (Hà Nam Ninh), Bắc Phần. Tên thật là Trần Trọng Bách, sau đổi thành Trần Quốc Huy. Ông là con thứ tư trong một gia đình gồm bảy anh chị em. (Ghi Chú 1)
Thân phụ, cụ Trần Văn Bảng (1898-1975) và thân mẫu cụ Trần Thị Nhạn (1913-1993).
Ông sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống võ học từ thế kỷ thứ 12, vốn và hậu duệ đời thứ 27 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1230-1300) (Ghi Chú 2).
Ông lớn lên trong thời điểm Việt Nam vẫn còn trong ách đô hộ của người Pháp, nhưng nhờ sống tại đất tổ họ Trần, nên được bảo vệ và đào luyện theo truyền thống võ học của gia tộc. Hàng ngày, ông được ông là Trần Văn Khiêm (1879-1949), dậy châm cứu, luyện võ, lập trận, cỡi trâu, chèo thuyền, đấu vật, cỡi ngựa, học binh pháp và nghệ thuật dụng người (lãnh đạo, chỉ huy).
Lược sử cố võ sư Trịnh Ngọc Minh (1939-1998)
Lược sử cố võ sư Trịnh Ngọc Minh
(1939-1998)
-
-
-
-
-
- Bạch Đai Thượng Đẳng (2008).
- Hồng đai đệ nhị cấp (1973).
- Cục trưởng Cục huấn Luyện miền Trung.
-
-
-
-
Vs. Trịnh Ngọc Minh 1939-1998 |
Võ sư Trịnh Ngọc Minh, tên thật là Trịnh Văn Mão, từ trần ngày 30 tháng 12 năm 1998 (12 tháng 10 năm Mậu Dần) tại Sài Gòn.
Võ sư Trịnh Ngọc Minh là ngọn đuốc tiền phong khai sinh Vovinam-Việt Võ Đạo tại miền Trung Việt Nam.
Ông vốn là người có tính tình vui vẻ, cởi mở và hoạt bát. Ngay từ thủa niên thiếu ông đã sống tự lập, dấn thân và sinh hoạt kinh tế để phụ giúp gia đình. Điều đó đã hun đúc cho ông những đức tính quí : tự tin, hăng say và năng động.
Lược sử cố Võ sư Niên trưởng Mạnh Hoàng (1938-1967)
Lược sử cố Võ sư Niên trưởng Mạnh Hoàng (1938-1967)
-
-
-
-
-
-
-
- Bạch đai thượng đẳng (1996)
- Hồng đai đệ nhất cấp (1967)
- Trưởng ban Ngoại giao, sáng lập viên Ban Chấp hành Trung ương đầu tiên của môn phái năm 1964.
-
-
-
-
-
-
Võ sư Niên trưởng Mạnh Hoàng tên khai sinh là Phùng Mạnh Chữ.
Vào thời niên thiếu, ông theo tập Nhu Đạo với giáo sư Phạm Lợi, vốn là một trong những võ sư tiền phong đã có công mang Nhu Đạo vào Việt Nam, là vị võ sư có uy tín lớn trong làng võ, đã từng tham dự nhiều giải vô địch tại Việt Nam vào cuối thập niên 1950.
Các bài khác...
Trang 6 / 7