Giải Vô Địch Thế Giới thứ 5 - Bruxelles - 2018

La Commission Technique Internationale
The International Technical Board

 

211-2018-CTI/VN- 29-05-2018 - Thay thế : 201-2017-CTI/VN-26-12-2017

Vs Trần Nguyên Đạo
Chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật Quốc tế


QUI LUẬT TRANH GIẢI KỸ THUẬT

logo worldcup2018

 


I.                Tổng quát 

I.1.        Cách chấm điểm 

Phương pháp chấm và cho điểm được dựa trên hệ thống từ 1 đến 10 điểm, được chia ra như sau : 

1 : Điểm loại

2 : Cực kém

3 : Quá kém

4 : Kém

5 : Trung bình

6 : Trên trung bình

7 : Bình

8 : Ưu

9 : Tối ưu

10 : Ngoại hạng 

I.2.        Giải Khai Môn Quyền toàn đội 3 người 

  • Ba Thí sinh đứng theo hình tam giác, đối diện với giám khảo. 
  • Không phân biệt Nam hay Nữ. 

I.3.        Thập Tự Quyền hoặc Lưỡng Nghi Kiếm Pháp, toàn đội 2 người 

  • Hai Thí sinh đứng song song hoặc so le, đối diện với giám khảo. 
  • Không phân biệt Nam hay Nữ.
  • Kiếm của các thí sinh phải cân nặng ít nhất 600g (0.600kg). Nếu không, các thí sinh sẽ phải trình bày với các kiếm đúng qui định do Ban tổ chức cung cấp. 

I.4.        Giải Đại Đao 

  • Trọng lượng của Đại Đao phải cân nặng từ 1,8kg đến 2,5kg. Nếu không, các thí sinh sẽ phải trình bày với Đại Đao đúng qui định do Ban tổ chức cung cấp. 

I.5.        Giải Đòn Chân 

  • Trình bầy cá nhân, gồm 6 đò: 4 đòn bắt buộc, trong 21 đòn chân và hai đòn không bắt buộc. 
  • Trình bầy với một hoặc hai đối tượng. 

I.6.        Giải Tự Vệ Nữ (Lam đai hoặc Hoàng đai) 

  • Tự do trình bầy – 2 phút tối đa.
  • Trình bầy với một hoặc 2 đối tượng.
  • Cấm sử dụng đòn chân kẹp cổ

I.7.        Tam Đấu 

  • 3 thí sinh tối thiểu 16 tuổi trở lên
  • 3 thí sinh không phân biệt Nam hoặc Nữ
  • 3 thí sinh trình độ Lam đai hoặc Hoàng đai. 

I.8.        Giải Triathlon 

  • 3 thí sinh tối thiểu 16 tuổi trở lên
  • Tối thiểu phải có một nữ trong 3 thí sinh
  • 3 thí sinh trình độ Lam đai hoặc Hoàng đai.
  • 3 bộ môn gồm có :
    • 1/2 Song Luyện Dao (đến đòn thứ 6)
    • Song Luyện Vật 1
    • Long Hổ Quyền 
  • 3 bộ môn phải trình bầy liên tục không được nghỉ
  • Các thí sinh phải tham dự ít nhất một bộ môn.

I.9.        Giải Thách thức Quốc tế 

  • 2 thí sinh tối thiểu 16 tuổi trở lên
  • 2 thí sinh có thể là Nam hoặc Nữ hoặc Nam-Nữ
  • 2 thí sinh trình độ Lam đai hoặc Hoàng đai
  • Thể thức thi công lực : thay phiên nhau "Hít đất - Nhảy xổm" trong vòng 5 phút
  • Có quyền đổi bên bất cứ lúc nào, nhưng chỉ được 1 lần.
  • Công lực chỉ có hiệu lực nếu :
    • Khi nhảy phải tung cả hai chân cùng lúc
    • Hai bàn tay phải tung và chạm hai mắt cá chân
    • Khi hít đất, trán phải xuống đến 15cm so với mặt đất 
II.             Phương thức thi tuyển

II.1.      Trong lúc thi 

  • Để tôn trọng sự bình đẳng giữa các Thí sinh, trong lúc chấm thi trong các vòng loại, cấm không được thay đổi giám khảo, ngoại trừ trường hợp đau yếu hoặc do quyết định của Chủ tịch hoặc Giám đốc giải vô địch.  

II.2.      Các vòng loại (trước Bán kết) 

  • Các Thí sinh chỉ trình bầy một lần, sau đó giám khảo sẽ chọn lọc 50% các Thí sinh cao điểm nhất để đưa vào vòng sau. 

II.3.      Bán kết 

  • Các Thí sinh chỉ trình bầy một lần, sau đó giám khảo sẽ chọn hai Thí sinh cao điểm nhất để đưa vào Chung kết.
  • Thí sinh hạng ba được trực tiếp xếp hạng và không cần tranh giải. 

II.4.      Chung kết 

  • Dành cho hai Thí sinh được vào Chung kết, tranh giải hạng nhất và hạng nhì.  

II.5.      Đồng điểm 

  • Trong trườn hợp đồng điểm giữa hai Thí sinh trong trận chung kết, thì sẽ phải tranh giải lại lần thứ hai. Nhưng lần này có có thêm Chủ tịch Hội đồng Giám khảo vào chấm chung với các Giám khảo. 

II.6.      Hủy bỏ một bộ môn 

  • Trong một cuộc tranh giải phải có ít nhất 3 thí sinh. Việc hủy bỏ hoặc duy trì một bộ môn sẽ do Chủ tịch Hội đồng giám khảo quyết định. 

II.7.      Quên bài 

  • Trong trường hợp quên bài trong lúc đang trình bầy. Các Giám khảo sẽ cho phép Thí sinh trình bầy lại một lần nữa sau khi các Thí sinh khác đã trình bầy xong. Nhưng lần thứ hai này Thí sinh sẽ bị trừ 1 điểm. Trong trường hợp quên bài lần thứ hai, Thí sinh sẽ bị Điểm loại (1 điểm) 
III.             Khiếu Nại 

Chỉ có Huấn luyện viên của Thí sinh mới có quyền khiếu nại và phải tôn trọng các thủ tục sau đây : 

  • Chỉ được khiếu nại sau khi cuộc thi chấm dứt.
  • Các Thí sinh chỉ được quyền khiếu nại đến Huấn luyện viên của mình.
  • Huấn luyện viên phải đến bàn chấm thi của các Giám khảo để khiếu nại. Nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến võ sư Chủ tịch Hội đồng Khảo thí hoặc đến võ sư Giám đốc Giải vô địch.
  • Tuyệt đối cấm không được quyền to tiếng khiếu nại trước các khán giả hoặc hoặc cãi vã với Giám khảo.
  • Sau khi khiếu nại, Huấn luyện viên và Thí sinh phải tôn trọng các quyết định của các Giám khảo hoặc của Chủ tịch Hội đồng Khảo thí hoặc của Giám đốc Giải vô địch.
  • Trong trường hợp không tôn trọng các qui luật trên, các biện pháp kỷ luật sẽ được áp dụng đối với Thí sinh hoặc toàn Phái đoàn. 

III.1.    Điểm danh và kêu tên 

  • Tất cả các Thí sinh phải trình diện trên sân thi mỗi lần được gọi tên. Ngay cả trường hợp xin bỏ cuộc.
  • Sau 3 lần thông báo, nếu Thí sinh không trình diện thì được xem như bỏ cuộc.