Giải Vô Địch Thế Giới thứ 5 - Bruxelles - 2018

La Commission Technique Internationale
The International Technical Board

204-2017-CTI/VN-26-12-2017

Vs Trần Nguyên Đạo
Chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật Quốc tế


QUI LUẬT TRANH GIẢI VẬT TỰ DO

logo worldcup2018

 

SƠ QUA VẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

vietnam-dau-vat

Qui luật đấu Vật Cổ Truyền Việt Nam rất đa dạng. Tùy theo địa phương hoặc những kỳ thi tuyển Quan võ của các triều đình. Nhưng nói chung thường có những đặc tính như sau :

      • Tổ chức 3 hoặc 4 năm một lần trong các kỳ thi võ của triều đình để tuyển Quan võ.
      • Tổ chức hàng năm tại các tỉnh thành hoặc làng mạc trong các ngày hội hoặc ngày Tết.

Các thí sinh thường phải cởi trần và đóng khố khi đấu Vật. Không giới hạn trình độ, đẳng cấp và hạng ký. Cấm không được đấm, đá, cào cấu v.v. mà chỉ được quyền ôm vật. Thắng hay thua, được phân chia theo các trường hợp sau đây :

      • Đẩy đối thủ ra khỏi vòng tròn giới hạn (với một đường kính từ 4 đến 5 thước).
      • Nhấc bổng hai chân đối thủ khỏi mặt đất.
      • Quật ngã đối thủ xuống đất, bụng ngửa lên trời (té xấp không tính).
      • Khoá nghẹt cổ đối thủ và đối thủ xin thua.

Trong các giải vô địch, thường không giới hạn thời gian trong một hiệp. Các thí sinh phải đấu cho đến khi nào có người thắng hoặc thua mới thôi.

Có hai loại tranh giải :

      • GIẢI NHỎ : Dành cho các cuộc tranh giải ít người. Các thí sinh phải bốc thăm và đấu với nhau từ vòng loại cho đến chung kết và chỉ chọn 1 người duy nhất thắng giải.
      • GIẢI LỚN : Là loại giải vô địch, dành cho các cuộc tranh giải qui mô, giữa các làng hoặc trên cấp tỉnh thành. Được chia theo hạng cân và 3 giải như sau :
          • Giải nhất : đánh thắng được 6 thí sinh liên tiếp thì được đấu với thí sinh vô địch năm ngoái.
          • Giải nhì : đánh thắng được 5 thí sinh trên 6, thì được tranh giải hạng nhì với thí sinh vô địch hạng nhì năm ngoái.
          • Giải ba : đánh thắng được 4 thí sinh trên 6, thì được tranh giải hạng ba với thí sinh vô địch hạng ba năm ngoái.


SƠ QUA LUẬT ĐẤU VẬT VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO

      • Các qui luật đấu Vật của Vovinam-VVĐ được thành lập từ năm 1964, do « Ban Chấp hành Trung Ương » (còn được gọi là Hội đồng Môn phái, hoặc Hội đồng Võ sư Môn phái) chế tác.
      • Bộ môn Đấu Vật (tương đương với đấu tự do) là bộ môn có tính cách bắt buộc trong các kỳ thi đẳng cấp như các bộ môn : Quyền, Song Luyện, Phản Đòn v.v. Được chia ra như sau :
          • 3 hiệp     : Thi lên các trình độ Lam đai II và III cấp
          • 6 hiệp     : Thi lên trình độ Hoàng đai I cấp.
          • 9 hiệp     : Thi lên trình độ Hoàng đai II cấp.
          • 12 hiệp     : Thi lên trình độ Hoàng đai III cấp.
      • Mỗi hiệp gồm 3 phút .

 

I.    Qui luật đấu Vật thế giới 2018 

I.1.       Sơ đồ sân đấu Vật 

Sân đấu Vật tự do được chia thành hai khu vực riêng biệt như sau : 

  • Khu Sân Đấu
  • Khu An Toàn 

vovinam reg vat combat aire vn   

  • Hai Thí sinh (Ts1, Ts2) và Trọng tài (Tt), tạo hình tam giác trong khu Sân đấu, đối diện với 3 Giám khảo (Gk1, Gk2, Gk3 và Trọng tài giờ (Tg). 
  • Mỗi Thí sinh đều được quyền trợ giúp bởi Huấn luyện viên của mình (Hlv1, Hlv2), và ngồi cùng bên với các Giám khảo. 
  • Mỗi bàn Giám khảo đều được đặt dưới sự hỗ trợ của Trọng tài giờ (Tg), có bổn phận thi hành và kiểm soát thời gian đấu. 

I.1.       Thời gian đấu Vật 

  • Mỗi trận gồm 3 phút và chia thành hai Hiệp, mỗi Hiệp gồm một phút rưỡi và được nghỉ 30 giây giữa hai Hiệp. Tổng cộng thời gian cho một trận đấu được ước lượng tối thiểu là 3 phút và 30 giây. 
  • Thời gian đấu của mỗi Hiệp được tính theo thời gian đấu thật sự (hữu thực). Trọng tài Giờ sẽ ngưng đồng hồ mỗi khi có sự can thiệp của : Trọng tài, Giám khảo, Ban y tế, Huấn luyện viên hoặc do chính Thí sinh yêu cầu được tạm ngưng.  

I.2.           Thủ tục gọi tên Thí sinh 

  • Tất cả các Thí sinh phải trình diện trên Sân Đấu mỗi lần được gọi tên. Ngay cả trường hợp xin bỏ cuộc.
  • Sau 3 lần thông báo, nếu Thí sinh không trình diện thì được xem như bỏ cuộc. 

I.3.           Thể thức thi đấu Vật tự do 

  • Các thí sinh khi được gọi tên, thì phải vào sân đấu, nghiêm lễ Ban giám khảo, Trọng tài và đợi lệnh Trọng tài 
  • Sau khi Trọng tài kiểm soát võ phục và các dụng cụ an toàn, ra hiệu lệnh : Nghiêm lễ và vào thế Vật : Bá cổ (gáy) và nắm tay theo như qui tắc Vật của Vovinam-VVĐ. 
  • Cuộc đấu chỉ được bắt đầu sau khi Trọng tài ra khẩu hiệu "Đấu". 
  • Phải ngưng đấu khi Trọng tài hoặc Ban giám khảo hô "Thôi". 
  • Ban giám khảo theo dõi trận đấu, cho điểm, cộng điểm và chỉ định Thí sinh thắng trận đến Trọng tài. 
  • Trọng tài ra khẩu hiệu chỉ định Thí sinh thắng trận. 
  • Trong khi đấu, hai Huấn luyện viên của hai Thí sinh là 2 người duy nhất được quyền nói và cố vấn cho Thí sinh của mình. 
  • Các cổ động viên, chỉ được quyền cổ động, khuyến khích Thí sinh của mình bằng cách vỗ tay hoặc hô hào, nhưng không được quyền nói, chỉ trích hoặc cố vấn. 
  • Tuyệt đối cấm các Thí sinh, không được quyền : Nói, phản đối hoặc khiêu khích đối thủ. Nhưng được quyền xin tạm ngưng đấu để xin ý kiến Huấn luyện viên của mình. 

I.4.       Trang phục đấu Vật Tự Do

Các thí sinh phải mặc võ phục và đeo đai theo tiêu chuẩn như sau : 

  • Võ phục và đai đẳng theo tiêu chuẩn Vovinam-Việt Võ Đạo (Điều 7, Qui Luật Sinh Hoạt 2018). 
  • Áo võ phục được thay bằng Áo May Ô, Dài Tay, mầu Trắng, Xanh hoặc Đỏ, bó theo thân (Maillot mouler - jersey mold) và bỏ trong quần. (Xem Ghi Chú 2  : Trang phục đấu Vật ) 

I.5.           Các hạng cân

  • 3 hạng cân dành cho phái nam, không phân biệt Huyền đai hoặc Lam đai
    • 1 :   <  70 kg
    • 2 :   +70  -80 kg
    • 3 :   + 80 kg
    • Đặc biệt năm nay, chưa có giải dành cho phái nữ 
II.  Qui Luật Đấu 

II.1.         Phương pháp chấm điểm 

Có ba trường hợp sau đây : 

  • Thắng  : 3 điểm
  • Huề     : 1 điểm
  • Thua   : 0 điểm 

II.2.         Diễn tiến đấu Vật 

  • Trường hợp thực hiện được một thế Vật Vovinam-VVĐ. 

1-     3 Điểm : Đánh ngã đối thủ rõ rệt, sau đó khoá đối thủ dưới đất trên 10 giây và đối thủ không gỡ được, thì công bố thắng trận (ngưng đấu và không đợi hết 3 phút). 

2-     2 Điểm :  Đánh ngã đối thủ rõ rệt, sau đó khoá đối thủ dưới đất, nhưng không khoá được trên 10 giây. 

3-     1 Điểm :  Đánh ngã đối thủ và không khoá được đối thủ. 

  • Trường hợp thực hiện được một thế Vật không phải Vovinam-VVĐ. 

1-     2 Điểm : Đánh ngã đối thủ rõ rệt, sau đó khoá đối thủ dưới đất trên 10 giây và đối thủ không gỡ được. 

2-     1 Điểm :  Đánh ngã đối thủ rõ rệt, sau đó khoá đối thủ dưới đất, nhưng không khoá được trên 10 giây. 

3-     0,50 Điểm : Đánh ngã đối thủ và không khoá được đối thủ. 

  • Trường hợp hết giờ 

1-     Trong trường hợp hết giờ (3 phút). Phân định thắng hay thua, được tính theo số điểm cao nhất đạt được. Người thắng được 3 điểm, người thua giữ điểm của mình để so sánh trong trường hợp được vớt. 

2-     Trường hợp một trong hai thí sinh đạt được 3 điểm, thì công bố thắng trận. (ngưng đấu và không đợi hết 3 phút) Người kia giữ điểm của mình để so sánh trong trường hợp được vớt. 

3-     Trong trường hợp cả hai đồng điểm hoặc không có điểm nào thì được sử huề, mỗi người được 1 điểm. 

  • Trường hợp đặc biệt 

1-     Trường hợp xin thua trong lúc đấu hoặc xin bỏ cuộc trước khi đấu : Người xin thua : 0 điểm. Người kia được tuyên bố thắng trận : 3 điểm 

  • Trường hợp không tính điểm 

1-     Đối thủ mất thăng bằng hoặc tự trợt té, ngã. 

2-     Gỡ khoá hoặc quật ngược lại đối thủ khi bị khoá dưới đất. 

III.       Các điều cấm - Điểm trừ - Cảnh cáo (Xem Ghi Chú 1  : Bảng điểm trừ) 

III.1.       Các điều cấm 

  • Cấm sử dụng các kỹ thuật: Đấm, Đá, Chém, Bật, Chỏ, Xỉa, Chỉ, Chỏ, Cào, Cấu, Cắn, Nắm tóc v.v. 
  • Cấm không được sử dụng các đòn vật nguy hiểm như số : 1, 11, 24, 26, 28. 
  • Cấm không được nắm áo hoặc quần. Nhưng được quyền nắm đai thắt lưng. 
  • Cấm không được tiếp tục tấn công khi đối thủ xin thua. 
  • Cấm không được tiếp tục tấn công hoặc phản công khi Trọng tài, Giám khảo hoặc Trọng tài giờ ra khẩu lệnh : « THÔI ». 
  • Cấm không được tiếp tục tấn công hoặc phản công khi đối thủ đã bước ra khỏi sân đấu hoặc bước vào khu an toàn. 

III.2.       Thể thức cảnh cáo 

  • Ban giám khảo hoặc Trọng tài có quyền cảnh cáo và cho điểm phạt bất cứ lúc nào, nhưng phải tôn trọng theo các thủ tục sau đây :
    • Hô khẩu hiệu ngưng đấu "Thôi". 
    • Họp tại bàn Giám khảo giữa Trọng tài và các Giám khảo để quyết định biện pháp cảnh cáo và số điểm trừ. 
  • Cảnh cáo và điểm trừ chỉ có hiệu lực nếu được quyết định với đa số tương đối (2 phiếu thuận và một phiếu chống). 
    • Điểm trừ phải được ghi nhận tức khắc bởi mỗi Giám khảo. 
    • Trọng tài có bổn phận tuyên bố dõng dạc quyết định cảnh cáo và chỉ định rõ ràng Thí sinh bị cảnh cáo. 
    • Tiếp tục cuộc đấu. 
IV.           Đình chỉ cuộc đấu 

Cuộc đấu được đình chỉ (tạm ngưng) bởi Trọng tài hoặc Ban giám khảo trong các trường hợp sau đây : 

  • Khi hai chân của một trong hai Thí sinh bước vào "khu an toàn". 
  • Các Thí sinh hoặc các Huấn luyện viên được quyền xin tạm ngưng và được nghỉ 15 giây hoặc xin bỏ cuộc. 
  • Trọng tài hoặc Ban giám khảo có quyền ra khẩu hiệu tạm ngưng bất cứ lúc nào. 
  • Ban giám khảo có quyền đình chỉ cuộc đấu và chỉ định Thí sinh thắng cuộc trong trường hợp quá nguy hiểm do sự trênh lệch trình độ giữa hai bên. 
  • Có sự can thiệp của Chủ tịch Hội đồng khảo thí, Giám đốc Giải vô địch hoặc Ban y tế 
V. Khiếu Nại 

Chỉ có Huấn luyện viên của Thí sinh mới có quyền khiếu nại và phải tôn trọng các thủ tục sau đây : 

  • Chỉ được khiếu nại sau khi cuộc thi chấm dứt. 
  • Các Thí sinh chỉ được quyền khiếu nại đến Huấn luyện viên của mình.
  • Huấn luyện viên phải đến bàn chấm thi của Ban giám khảo để khiếu nại. Nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến Võ sư Chủ tịch Hội đồng Khảo thí hoặc đến Võ sư Giám đốc Giải vô địch.
  • Tuyệt đối cấm không được quyền to tiếng khiếu nại trước các khán giả hoặc hoặc cãi vã với Giám khảo.
  • Sau khi khiếu nại, Huấn luyện viên và Thí sinh phải tôn trọng các quyết định của Ban giám khảo hoặc của Chủ tịch Hội đồng Khảo thí hoặc của Giám đốc Giải vô địch.
  • Trong trường hợp không tôn trọng các qui luật trên, các biện pháp kỷ luật sẽ được áp dụng đối với Thí sinh hoặc toàn Phái đoàn. 
VI.          Các nhân sự 

VI.1.      Nhiệm vụ của Trọng tài 

  • Trọng tài là người có nhiệm vụ điều khiển trận đấu, bảo đảm sự tôn trọng các qui luật đấu và sự an toàn cho các Thí sinh.
  • Ra hiệu lệnh và khẩu lệnh như : Bắt đầu, tạm ngưng và kết thúc cuộc đấu. 
  • Quyết định các biện pháp kỷ luật : Từ Lưu ý, Cảnh cáo, Điểm trừ cho đến Điểm loại. 
  • Tham dự quyết định Thắng hoặc Thua nếu có sự yêu cầu của Ban giám khảo. 
  • Kiểm soát võ phục và các dụng cụ an toàn của các Thí sinh. 
  • Tuyên bố và chỉ định Thí sinh thắng cuộc theo quyết định của Ban giám khảo. 
  • Trọng tài luôn luôn trong vị trí giữa hai Thí sinh và đối diện với Ban giám khảo. 
  • Có quyền đình chỉ cuộc đấu nếu : 
    • Nhận thấy sự trênh lệch trình độ quá cao giữa hai Thí sinh. 
    • Yêu cầu sự can thiệp của Ban y tế trong các trường hợp cần thiết.  

VI.2.      Nhiệm vụ của Ban giám khảo 

  • Có nhiệm vụ chấm điểm, cộng điểm và quyết định Thắng-Thua cũng như các điểm trừ và các biện pháp kỷ luật. 
  • Sau một trận đấu, chỉ định và thông báo Thí sinh thắng cuộc đến Trọng tài. 
  • Ban giám khảo có quyền hỏi ý kiến Trọng tài trong những trường hợp cần thiết. 
  • Có quyền đình chỉ cuộc đấu nếu : 
    • Nhận thấy sự trênh lệch trình độ quá cao giữa hai Thí sinh. 
    • Yêu cầu sự can thiệp của Bác sĩ trong các trường hợp cần thiết. 

VI.3.      Huấn luyện viên của các Phái đoàn 

Có nhiệm vụ : 

  • Chuẩn bị, giúp đỡ, cố vấn và đại diện cho các Thí sinh của mình. 
  • Là đại diện chính thức duy nhất của Phái đoàn đối với Ban giám khảo và Ban kỹ thuật giải vô địch. 
  • Là người duy nhất được quyền ngồi ghế bên cạnh sân đấu. 
  • Là người có trách nhiệm tất cả mọi sinh hoạt và thái độ của các Thí sinh của đoàn trong lúc và ngoài các cuộc đấu. 
  • Là người duy nhất được quyền khiếu nại đến các Giám khảo hoặc Chủ tịch Hội đồng khảo thí hoặc Giám đốc giải vô địch. 
  • Có bổn phận tôn trọng các quyết định của Ban giám khảo hoặc Chủ tịch Hội đồng khảo thí hoặc Giám đốc giải vô địch, sau khi khiếu nại. 
  • Có bổn phận tôn trọng cung cách sinh hoạt và các quyết định của Trọng tài và Ban giám khảo.   

VI.4.      Ban y tế 

  • Trong bất cứ thời điểm nào, các Thí sinh, Huấn luyện viên, Trọng tài, Giám khảo… Đều có quyền xin sự hỗ trợ của Ban y tế. 
  • Có quyền đình chỉ cuộc đấu sau khi khám xét bệnh lý của các Thí sinh. Trong trường hợp này : 
    • Thí sinh gây ra vết thương sẽ bị điểm thua. 
    • Nếu vết thương do chính Thí sinh tự gây ra hoặc không phải do đối thủ gây ra, thì người bị thương sẽ bị điểm thua. 
VII.    Linh Tinh 

VII.1.    Tăng hoặc dồn các hạng cân 

Một hạng cân hợp lệ phải có tổi thiểu 3 Thí sinh.

Chủ tịch Hội đồng Khảo thí có quyền quyết định tăng hoặc dồn các các Hạng Cân. 

VII.2. Vớt hoặc được trực tiếp vào vòng kế tiếp. 

Bình thường trong một hạng cân, sĩ số Thí sinh phải đồng số chẵn. Nếu không, Chủ tịch Hội đồng Khảo thí có quyền tuyển chọn Thí sinh số lẻ được trực tiếp vào vòng kế tiếp hoặc vớt một trong những Thí sinh "tốt nhất" đã bị loại trong vòng trước để đấu với Thí sinh số lẻ.

 

 

GHI CHÚ


 


© Tổng Liên Đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới | http://vovinamworldfederation.com