Giải vô địch thế giới lần thứ 6 -Paris 2022      logo 9eme congres

La Commission Technique Internationale  

The International Technical Board 

273-2022-CTI/VN-06-03-2022 

Vs Trần Nguyên Đạo

Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật Quốc tế

Download

 

Qui Luật Đấu Tự Do   

I.            Tổng Quát  

I.1.           Sơ đồ sân thi đấu  

Sân đấu tự do được chia thành hai khu vực riêng biệt như sau : 

  • Khu Sân Đấu : Khu vực trung tâm
  • Khu An Toàn : Khu vực chung quanh 

 vovinam-reg-combat aire vn 

  • Hai Thí sinh (Ts1, Ts2) và Trọng tài (Tt), tạo hình tam giác trong khu Sân đấu, đối diện với 3 Giám khảo (Gk1, Gk2, Gk3). 
  • Mỗi Thí sinh đều được quyền trợ giúp bởi Huấn luyện viên của mình (Hlv1, Hlv2), và ngồi cùng bên với Ban giám khảo. 
  • Mỗi bàn Giám khảo đều được đặt dưới sự hỗ trợ của Trọng tài giờ (Tg), có bổn phận thi hành và kiểm soát thời gian đấu.  

I.2.           Thời gian đấu  

  • Mỗi trận đấu được chia thành hai Hiệp, mỗi Hiệp gồm một phút và được nghỉ 30 giây giữa hai Hiệp. Tổng cộng thời gian cho một trận đấu được ước lượng tối thiểu là 2 phút và 30 giây. 
  • Thời gian đấu của mỗi Hiệp được tính theo thời gian đấu thật sự (hữu thực). Trọng tài Giờ sẽ ngưng đồng hồ mỗi khi có sự can thiệp của : Trọng tài, Ban giám khảo, Ban y tế, Huấn luyện viên hoặc do chính Thí sinh yêu cầu được tạm ngưng.  

I.3.           Phương thức đấu tự do  

  • Phương thức đấu tự do của Vovinam-VVĐ Quốc tế là cấm đánh Đo Ván (KNOCKOUT hoặc KO) và có tính cách "Kiểm Soát". Các Thí sinh có bổn phận chứng minh khả năng áp dụng kỹ thuật cao của Vovinam-VVĐ, phải đánh "Trúng" đối thủ, nhưng phải biết tự giới hạn lực đánh, không được đánh Đo Ván đối thủ.  

I.4.           Trang bị dụng cụ An Toàn  

Các dụng cụ bắt buộc 

  • Bao hạ bộ loại cứng dành cho phái nam (Coquille rigide - Rigid groin shell protection)
  • Áo Giáp che thân (do BTC trang bị)
  • Găng tay loại mỏng  

Các dụng cụ không bắt buộc 

  • Bao răng (Protège dents - Teeth protection)
  • Bao tay và bao ống quyển, loại mềm (Protège tibias ou pieds non armé - Shin protection or feet not armed)
  • Mũ bao đầu, không che mặt (Casque en mousse et sans visière - Helmet out of foam and without visor)  

I.5.           Các hạng cân 

  • 5 hạng cân dành cho các Huyền đai và Lam đai phái nam. (trên 18 tuổi) 
    1. Dưới hoặc bằng 65kg.
    2. + 65kg →70kg
    3. + 70kg → 75kg
    4. + 75kg → 80kg
    5. + 80kg
  • 4 hạng cân dành cho các Lam đai Tam cấp và Huyền đai phái nữ (trên 18 tuổi)
    1. Dưới hoặc bằng 57kg.
    2. +57kg → 65kg
    3. +65kg → 73kg
    4. + 73 kg 
  • Một giải toàn đội dành cho các Lam đai và Huyền đai phái nam gồm 5 người: 3 thí sinh và 2 môn sinh dự khuyết.
    • 2 thí sinh đấu tự do, không giới hạn hạng cân.
    • 1 thí sinh đấu Vật, hạng cân giới hạn từ 65 kg đến 80 kg.
    • Đội không giới hạn cùng một quốc gia hoặc võ đường. 
II.            Qui Luật Đấu 

II.1.           Cấm đánh đo ván (KNOCKOUT - K.O) 

  • Trong trường hợp cố ý đánh Đo Ván đối thủ, Thí sinh sẽ bị sử thua tức khắc. Được gọi là "Điểm Loại", sau quyết định các Giám khảo cùng với 2 Huấn luyện viên của hai Thí sinh, Trọng tài và Chủ tịch Hội đồng khảo thí. 
  • Trong trường hợp Thí sinh bị Đo Ván, nhưng không do lỗi của đối thủ (tự té ngã, quá mệt, hoặc không đủ sức…), thì người bị Đo Ván sẽ bị sử thua. 
  • Trong trường hợp cố ý đánh Đo Ván đối thủ nghiêm trọng hoặc giả vờ bị Đo Ván để loại đối thủ, không những Thí sinh sẽ bị điểm loại mà còn bị biện pháp kỷ luật sẽ do Chủ tịch Hội đồng khảo thí quyết định.  

II.2.           Định nghĩa Đo Ván (KNOCKOUT - K.O) 

  • Thí sinh được coi là Đo Ván, trong trường hợp bị mê man (ngất sỉu) trong vòng 10 giây. 
  • Không kiểm soát được tay, chân hoặc không đủ khả năng tiếp tục đấu hoặc do quyết định của Bác sĩ. 
  • Tất cả các Thí sinh bị Đo Ván, không được quyền tiếp tục đấu vì bất cứ một lý do gì. 
  • Trong trường hợp Thí sinh bị Đo Ván nghiêm trọng, không hồi tỉnh hoặc kéo dài, thì tất cả các cuộc đấu tự do sẽ bị đình chỉvà chỉ được quyền tiếp tục sau khi có sự quyết định của Bác sĩ. 

II.3.           Các điều cấm

(Xem Phụ Chú 2 : Bảng kê điểm phạt) 

  • Cấm đánh Đo Ván đối thủ 
  • Cấm đánh vào mặt (đầu) qua các kỹ thuật sử dụng bằng tay sau đây : Đấm, Chém, Bật, Chỏ… 
  • Không được quyền sử dụng các kỹ thuật : Xỉa, Chỉ, Chỏ, Cào, Cấu, Cắn, nắm tóc v.v.v. 
  • Cấm không được đánh vào các vùng nguy hiểm như : Hạ bộ, cổ, gáy, lưng… 
  • Cấm không được tiếp tục tấn công khi đối thủ đã té xuống đất. 
  • Cấm không được tiếp tục phản công khi Thí sinh đã té xuống đất. 
  • Cấm không được tiếp tục tấn công hoặc phản công khi Trọng tài ra khẩu lệnh : « THÔI » 
  • Cấm không được tiếp tục ra đòn khi đối thủ đã bước ra khỏi sân đấu (khu an toàn) 

II.4.           Định nghĩa "Té, ngã xuống đất" 

  • Trong tư thế ngồi bệt xuống đất 
  • Hai đầu gối hoặc hai tay chống dưới đất. 
  • Thân người nằm dưới đất.  

II.5.           Các trường hợp không tính điểm 

  • Cả hai đối thủ cùng đánh trúng. 
  • Các đòn đánh trúng : Tay, Chân, Vai và Mông. 
  • Đối thủ mất thăng bằng hoặc tự trợt té, ngã. 
  • Bị té hoặc ngã sau khi sử dụng các đòn đá bay, trừ các Đòn Chân từ 1 đến 21. 
  • Đánh trúng một cách lung tung, hời hợt hoặc không rõ ràng. 

II.6.           Các trường hợp được tính điểm

(Xem Phụ Chú  1 : Bảng tính điểm) 

  • Chỉ được tính điểm nếu các kỹ thuật có tính cách : Đánh trúng, rõ ràng, vũ bão và có kiểm soát. Không làm đo ván đối thủ. 
  • Cũng cùng tiêu chuẩn trên, các kỹ thuật như : Vật, Quét hoặc Đòn Chân, chỉ được tính điểm nếu rõ ràng và chính xác cùng với một đòn kết thúc. 
  • Trên nguyên tắc chung, chỉ được tính điểm nếu đánh trúng thân người, được giới hạn từ dưới cổ và trên đai (ngực, bụng và ngang hông). 
  • Các đòn thế được sử dụng và được tính điểm gồm : 
    • Đấm, Chém, Bật, Gối vào thân người.
    • Đá, Đá Bay vào thân người và vào mặt.
    • Vật, Quét, Đòn Chân.  

II.7.           Điểm trừ và cảnh cáo

(Xem Phụ Chú  2 : Bảng kê điểm phạt) 

  • Ban giám khảo hoặc Trọng tài có quyền cảnh cáo và cho điểm phạt bất cứ lúc nào, nhưng phải tôn trọng theo các thủ tục sau đây : 
    • Hô Khẩu hiệu ngưng đấu "Thôi". 
    • Họp tại bàn Giám khảo giữa Trọng tài và 3 Giám khảo để quyết định biện pháp cảnh cáo và số điểm trừ. 
    • Cảnh cáo và điểm trừ chỉ có hiệu lực nếu được quyết định với đa số tương đối trở lên (2 phiếu thuận và một phiếu trắng). 
    • Điểm trừ phải được ghi nhận tức khắc bởi mỗi Giám khảo. 
    • Trọng tài có bổn phận tuyên bố dõng dạc quyết định cảnh cáo và chỉ định rõ ràng Thí sinh bị cảnh cáo. 
    • Tiếp tục cuộc đấu. 
III.         Thể Thức Thi Đấu 

III.1.         Thủ tục đấu 

  • Cuộc đấu chỉ được bắt đầu sau khi Trọng tài kiểm soát các trang bị an toàn của các Thí sinh và ra khẩu hiệu "Đấu". 
  • Trọng tài giờ ra Khẩu lệnh ngưng đấu sau mỗi Hiệp và yêu cầu Trọng tài tiếp tục sau khi nghỉ 30 phút giữa hai hiệp. 
  • Các Giám khảo theo dõi trận đấu, cho điểm, cộng điểm và chỉ định Thí sinh thắng trận đến Trọng tài. 
  • Trọng tài ra khẩu hiệu chỉ định Thí sinh thắng trận. 
  • Trong khi đấu, hai Huấn luyện viên của hai Thí sinh là 2 người duy nhất được quyền nói và cố vấn cho Thí sinh của mình. 
  • Các cổ động viên, chỉ được quyền cổ động, khuyến khích Thí sinh của mình bằng cách vỗ tay hoặc hô hào, nhưng không được quyền nói, chỉ trích hoặc cố vấn. 
  • Tuyệt đối cấm các Thí sinh, không được quyền : Nói, phản đối hoặc khiêu khích đối thủ. Nhưng được quyền xin tạm ngưng đấu để xin ý kiến Huấn luyện viên của mình. 

III.2.         Trường hợp đồng điểm 

Trong trường hợp hai Thí sinh đồng điểm sau hai hiệp : 

  • Hiệp thứ 3 sẽ được tiếp tục sau khi nghỉ xả hơi 30 giây. 
  • Trong trường hợp Hiệp thứ 3 vẫn đồng điểm, thì Hiệp thứ 4 sẽ được tiếp tục, nhưng Thí sinh nào đánh trúng trước tiên thì sẽ được chỉ định thắng cuộc. 

III.3.         Đình chỉ cuộc đấu 

Cuộc đấu được đình chỉ (tạm ngưng) bởi Trọng tài hoặc bởi các Giám khảo trong các trường hợp sau đây : 

  • Khi hai chân của một trong hai Thí sinh bước vào "khu an toàn". 
  • Thí sinh bị té xuống đất. 
  • Ôm, Vật quá 10 giây. 
  • Các Thí sinh hoặc các Huấn Huyện Viên được quyền xin tạm ngưng và được nghỉ 15 giây hoặc xin bỏ cuộc. 
  • Trọng tài hoặc các Giám khảo có quyền ra khẩu hiệu tạm ngưng bất cứ lúc nào. 
  • Các Giám khảo có quyền đình chỉ cuộc đấu và chỉ định Thí sinh thắng cuộc trong trường hợp quá nguy hiểm do sự trênh lệch trình độ quá cao giữa hai bên. 
  • Có sự can thiệp của Chủ tịch Hội đồng khảo thí, Giám đốc Giải vô địch hoặc Ban y tế. 

III.4.         Khiếu nại 

Chỉ có Huấn luyện viên của Thí sinh mới có quyền khiếu nại và phải tôn trọng các thủ tục sau đây : 

  • Chỉ được khiếu nại sau khi cuộc đấu chấm dứt. 
  • Các Thí sinh chỉ được quyền khiếu nại đến Huấn luyện viên của mình. 
  • Các Huấn luyện viên phải khiếu nại đến các Giám khảo khiếu nại. Nếu không đồng ý thì có quyền trình bầy đến Chủ tịch Hội đồng khảo thí. 
  • Tuyệt đối cấm không được quyền to tiếng khiếu nại trước các khán giả hoặc môn sinh hoặc cãi vã với Trọng tài. 
  • Sau khi khiếu nại, các Huấn luyện viên và các Thí sinh phải tôn trọng các quyết định của các Giám khảo khiếu nại hoặc của Chủ tịch Hội đồng khảo thí. 
  • Trong trường hợp không tôn trọng các qui luật trên, các biện pháp kỷ luật sẽ được áp dụng đối với các Thí sinh hoặc toàn Phái đoàn. 

III.5.         Ban y tế 

  • Trong bất cứ thời điểm nào, các Thí sinh, Huấn luyện viên, Trọng tài, Giám khảo… đều có quyền xin sự hỗ trợ của Ban y tế. 
  • Bác sĩ có quyền đình chỉ cuộc đấu sau khi khám xét bệnh lý của các Thí sinh. Trong trường hợp này : 
  • Thí sinh gây ra vết thương sẽ bị điểm thua. 
  • Nếu vết thương do chính Thí sinh tự gây ra hoặc không phải do đối thủ gây ra, thì người bị thương sẽ bị điểm thua. 

III.6.         Thủ tục gọi tên Thí sinh 

  • Tất cả các Thí sinh phải trình diện trên Sân Đấu mỗi lần được gọi tên. Ngay cả trường hợp xin bỏ cuộc. 
  • Sau 3 lần thông báo, nếu Thí sinh không trình diện thì được xem như bỏ cuộc. 
IV.       Các nhân sự 

IV.1.       Nhiệm vụ của Trọng tài 

  • Trọng tài là người có nhiệm vụ điều khiển trận đấu và bảo đảm sự tôn trọng triệt để các qui luật đấu. 
  • Ra hiệu lệnh và khẩu lệnh như : bắt đầu, tạm ngưng và kết thúc cuộc đấu. 
  • Theo dõi sự tôn trọng luật lệ và bảo đảm sự an toàn cho các Thí sinh. 
  • Quyết định các biện pháp kỷ luật : từ Lưu Ý, Cảnh cáo, Điểm Trừ cho đến Điểm Loại. 
  • Tham dự quyết định Thắng hoặc Thua nếu có sự yêu cầu của các Giám khảo. 
  • Kiểm soát võ phục và các trang bị an toàn cho các Thí sinh. 
  • Điều khiển các thủ tục và nghi lễ của Vovinam-Việt Võ Đạo. 
  • Tuyên bố và chỉ định Thí sinh thắng cuộc theo sự quyết định của Ban giám khảo. 
  • Trọng tài luôn luôn trong vị trí giữa hai Thí sinh và đối diện với Ban giám khảo. 
  • Có quyền đình chỉ cuộc đấu nếu : 
  • Nhận thấy sự trênh lệch trình độ quá cao giữa hai Thí sinh. 
  • Yêu cầu sự can thiệp của Bác sĩ trong các trường hợp cần thiết. 

IV.2.       Nhiệm vụ của Ban giám khảo 

  • Có nhiệm vụ chấm điểm, cộng điểm và quyết định Thắng-Thua cũng như các điểm trừ và các biện pháp kỷ luật. 
  • Sau một trận đấu, chỉ định và thông báo Thí sinh thắng cuộc đến Trọng tài. 
  • Ban giám khảo có quyền hỏi ý kiến Trọng tài trong những trường hợp cần thiết. 
  • Có quyền đình chỉ cuộc đấu nếu : 
    • Nhận thấy sự trênh lệch trình độ quá cao giữa hai Thí sinh. 
    • Yêu cầu sự can thiệp của Bác sĩ trong các trường hợp cần thiết. 

IV.3.       Huấn luyện viên của các phái đoàn 

Có nhiệm vụ : 

  • Chuẩn bị, giúp đỡ, cố vấn và đại diện cho các Thí sinh của mình. 
  • Là đại diện chính thức duy nhất của Phái đoàn đối với các Giám khảo và Ban kỹ thuật giải vô địch. 
  • Là người duy nhất được quyền ngồi ghế bên cạnh sân đấu. 
  • Là người có trách nhiệm tất cả mọi sinh hoạt và thái độ của các Thí sinh của đoàn trong lúc và ngoài các cuộc đấu. 
  • Là người duy nhất được quyền khiếu nại đến các Giám khảo khiếu nại hoặc Chủ tịch Hội đồng khảo thí. 
  • Có bổn phận tôn trọng các quyết định của các Giám khảo khiếu nại hoặc Chủ tịch Hội đồng khảo thí, sau khi khiếu nại. 
  • Có bổn phận tôn trọng cung cách sinh hoạt và các quyết định của các Trọng tài và các Giám khảo. 
V.      Linh Tinh 

V.1.      Võ Phục – Trang Phục 

  • Trang phục chính thức của các Trọng tài và Giám khảo là võ phục Vovinam-Việt Võ Đạo. 
  • Võ Phục của các Thí sinh và các Huấn luyện viên, phải tuân theo Điều 7, các "Võ Phục – Phù Hiệu - Đẳng Cấp" trong Qui Luật sinh họat của Giải vô địch. 

V.2.      Tăng hoặc dồn các hạng cân 

Một hạng cân hợp lệ phải có tổi thiểu 3 Thí sinh.

Chủ tịch Hội đồng khảo thí có quyền quyết định tăng hoặc dồn các các Hạng Cân. 

V.3.  Vớt hoặc được trực tiếp vào vòng kế tiếp. 

Bình thường trong một hạng cân, sĩ số Thí sinh phải đồng số chẵn. Nếu không, Chủ tịch Hội đồng khảo thí có quyền tuyển chọn Thí sinh số lẻ được trực tiếp vào vòng kế tiếp hoặc vớt một trong những Thí sinh "tốt nhất" đã bị loại trong vòng trước để đấu với Thí sinh số lẻ.

Phụ Chú 1 : Bảng tính điểm

Kỹ thuật

Nơi đánh trúng

Điểm

Đấm, Chém, Bật, Gối

Thân Người (dưới cổ và trên đai)

1 Điểm

 

Đá, Đá Bay

Thân Người và mặt

2 Điểm

VậtQuét

Nếu đối thủ té hoặc ngã

3 Điểm tối đa (tùy trường hợp, từ 1 đến 3 điểm)

Đòn Chân

Nếu đối thủ té hoặc ngã

4 Điểm tối đa (tùy trường hợp, từ 1 đến 4 điểm)

Tất cả các đòn thế

Chân, Tay, Vai và Mông

Không tính điểm

  • Hai Thí sinh cùng đánh trúng.
  • Đối Thủ mất thăng bằng, tự té hoặc ngã.
  • Bị té hoặc ngã sau khi sử dụng các đòn đá bay, trừ các Đòn Chân từ 1 đến 21.
  • Đánh trúng một cách hời hợt, không rõ ràng

 

Không tính điểm


Phụ Chú 2 : Bảng điểm trừ

Kỹ thuật

Nơi đánh trúng

Điểm trừ

Tất cả các đòn thế

Đối Thủ bị Đo Ván

Điểm Loại

Đấm, Chém, Bật, Gối

Mặt, hạ bộ, cổ, gáy và lưng.

Cảnh cáo và : -1 đến –3 điểm tùy trường hợp

Đá, Đá Bay

Hạ bộ, cổ, gáy và lưng.

Cảnh cáo và : -2 đến –4 điểm tùy trường hợp

Xỉa, Chỉ, Chỏ, Cào, Cấu, Cắn, nắm tóc

Bất cứ nơi nào

Cảnh cáo và : -1 đến –3 điểm tùy trường hợp

  • Tiếp tục tấn công khi đối thủ đã té xuống đất.
  • Tiếp tục phản công khi Thí sinh đã té xuống đất.
  • Tiếp tục ra đòn khi Trọng tài ra khẩu lệnh : « THÔI »
  • Tiếp tục ra đòn khi đối thủ đã bước ra khỏi sân đấu (Khu An Toàn)

Bất cứ nơi nào

Cảnh cáo và : -1 đến –3 điểm tùy trường hợp


Bị Cảnh cáo lần thứ 3

 

Điểm Loại

  • Cố ý bước ra khỏi Sân Đấu, từ chối đấu, bỏ chạy…
  • Cố ý quay lưng lại để gây lỗi cho đối thủ
  • Cố ý té hoặc nằm xuống để chốn chạy.

 

Cảnh cáo và : -1 điểm

  • Thái độ vô lễ, thiếu văn hóa (lời nói hoặc dấu hiệu) :
    • Đối với đối thủ
    • Đối với Trọng tài hoặc Giám khảo
    • Đối với khán giả

 

Cảnh cáo và : -2 đến điểm loại

 

Phụ chú 3 : Các khẩu hiệu

Chuẩn Bị

Chú ý nghe hiệu lệnh

Nghiêm

Đứng nghiêm theo thế Lập Tấn

Nghiêm Lễ

Tay phải để trên tim

Lễ

Cúi đầu lễ, mắt nhìn thẳng đối tượng

Thủ

Đứng thủ theo thế Đinh Tấn

Đấu

Bắt đầu đấu

Thôi

Ngưng đấu

Thở

Thở đứng theo lối Lập Tấn

Chuẩn bị, Ngồi

Chuẩn bị ngồi (chân phải chuyển ra sau chân trái), sau đó hô «Xuống» và ngồi xuống

Chuẩn bị, Đứng

Chuẩn bị đứng dậy, tay đập xuống đất, sau đó hô «Dậy» và đứng lên

Đằng sau quay

Quay ra sau


 


© La Fédération Mondiale de Vovinam-VietVoDao | http://vovinamworldfederation.com