Chương trình cải cách hệ thống Kiếm trình độ 1 Vovinam-Việt Võ Đạo

titre vovinam vvd1 officiel  350x35

vovinam-vvd hdvstg tldtglogo vovinam vvd officiel 80x120 logo 9eme congres


La Commission Technique Internationale

The International Technical Board

  297-2023-CTI/VN-01-10-2023  

Vs Trần Nguyên Đạo 

Chủ tịch Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới. 

Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật Quốc tế. 

 

Chương trình cải cách hệ thống Kiếm trình độ 1
Vovinam-Việt Võ Đạo

______________________________________

Các kỹ thuật căn bản

Cấu trúc 5 bộ môn hình thành hệ thống Kiếm, trình độ 1 gồm :

  • Các kỹ thuật căn bản (các kỹ thuật tấn công và các kỹ thuật gạt-đỡ).
  • Các thế phản Kiếm (hoặc còn gọi là phân tích kiếm).
  • Bài Quyền Lưỡng Nghi Kiếm Pháp[[1]].
  • Bài Song Luyện Kiếm. 

______________________________________________________________________________________ 

I.Các kỹ thuật căn bản 

Trong chương trình huấn luyện hiện nay, chúng ta hoàn toàn thiếu các kỹ thuật căn bản về Kiếm như : Các thế Thủ, Chém và Gạt. Hoặc chỉ dạy sơ sài và không có giáo trình chính thức. Trong khi đó những kỹ thuật căn bản này là những đòn thế cốt lõi phải học đầu tiên trước khi luyện tập các bộ môn như : Lưỡng Nghi Kiếm Pháp, Song Luyện Kiếm hoặc các thế Phản Kiếm. Một việc tương tự như chúng ta không học các kỹ thuật căn bản như : Đấm, Đá, Chém, Gạt, Chỏ, Gối… mà học trực tiếp các bài quyền : Khai Môn, Thập Tự, Long Hổ… hoặc các bài song luyện hoặc các thế phản công v.v.

 

Chính vì thế việc cải cách đầu tiên hệ thống Kiếm trình độ 1, là việc xếp loại và nhận diện tất cả các kỹ thuật căn bản đã được sử dụng trong 3 bộ môn của Kiếm đó là : Bài Lưỡng Nghi Kiếm Pháp, các thế phản Kiếm và bài Song Luyện Kiếm. Được chia ra như sau : 

II.Các thế tấn công : (Chém) 

  • Cấu trúc các kỹ thuật tấn công được chia ra như sau :

 sabre chem couper

    • Chặt : Dùng để chặt làm đôi một khu vực nào đó của đối phương. Khu vực của kiếm được sử dụng để Chặt là khu vực giữa thanh kiếm.
    • Cắt : Xẻ một khu vực của cơ thể chứ không chặt làm đôi, vì vậy khu vực của kiếm được sử dụng để Cắt là chiều cong của khu đầu thanh kiếm.
    • Loang : Chuyển động liên tục nhiều lần, để Cắt. Và khu vực của kiếm được sử dụng để Loang cũng là chiều cong của khu đầu thanh kiếm.
    • Đâm : Đâm thủng một khu nào đó của đối phương. Khu vực của kiếm được sử dụng để Đâm là mũi kiếm. 
  • Các thế kiếm căn bản đều phải độc lập so với các thế tấn. Tức có nghĩa các thế kiếm không bị giới hạn hoặc lệ thuộc bởi một thế tấn.
  • Cùng với một kỹ thuật tấn công, nhưng sẽ không thực hiện giống nhau giữa bên phải và bên trái. Bởi Kiếm được sử dụng bởi 1 tay (phải hoặc trái), nên phía đối ngược sẽ không giống phía cẳm Kiếm.
  • Cánh tay trái, phải luôn đồng bộ với cánh tay phải (tay cằm kiếm) để đảm bảo an toàn cho chính mình và tạo cân bằng khi ra đòn.

 

Các chữ viết tắt : 

  • P : Phải = phía bên Phải của người sử dụng Kiếm.
  • T : Trái = phía bên Trái của người sử dụng Kiếm.

 

1.Chém một (Chém dọc) 

  • Dùng để chặt theo chiều dọc, từ trên xuống dưới (có thể sử dụng với 1 hoặc 2 tay).
  • Vì chém 1 dùng để chặt (sử dụng khu vực giữa thanh kiếm), nên phải tiến sát gần đối thủ và quĩ đạo của kiếm phải dừng lại đến tầm thắt lưng và thanh Kiếm phải song song với mặt đất.
  • Khi chém thì cánh tay cằm Kiếm phải duỗi thẳng ra phía trước.
  • Trong trường hợp sử dụng 1 tay phía bên P : vì lý do bảo an, cánh tay T phải chéo lại và đặt dưới cánh tay P.
  • Trong trường hợp sử dụng 1 tay phía bên T : Tay trái phải kéo về hông T hoặc chuyển ra phía sau để cân bằng với cánh tay P. 

2.Chém hai (Chém ngang) 

  • Dùng để Chặt hoặc Cắt, theo chiều ngang từ T qua P hoặc từ P qua T.
  • Lưu ý
  • Trước khi chém có thể quay kiếm ra sau gáy hoặc không, tùy trường hợp.
  • Khi chém thì cánh tay cằm Kiếm phải duỗi thẳng ra phía trước.
  • Nếu Chém 2 từ P qua T
  • Nếu Chém 2 từ T qua P 

3.Chém ba (Loang thuận) 

  • Dùng để Cắt theo cách Loang từ Dưới lên Trên (phía T cũng như phía P) : quĩ đạo của Kiếm theo như chữ « X », nhưng thật hẹp, nghiêng khoảng 20° so với đường dọc.
  • Lưu ý
  • Khi loang thì cánh tay cằm Kiếm phải duỗi thẳng, quĩ đạo của kiếm phải thật sát chung quanh người, bên T cũng như bên P.
  • Tay T luôn luôn đồng bộ với tay P và cũng có động tác loang như tay P. Việc này có mục đích tránh tự cắt tay mình.
  • Nếu Chém 3 phía P
  • Nếu Chém 3 phía T 

4.Chém bốn (Loang ngược) 

  • Dùng để Cắt theo cách Loang từ Trên xuống Dưới (phía T cũng như phía P – nhưng ngược lại với Chém 3), quĩ đạo của Kiếm cũng theo như chữ « X », nhưng thật hẹp, nghiêng khoảng 20° so với đường dọc.
  • Lưu ý
  • Khi loang thì cánh tay cằm Kiếm phải duỗi thẳng, thanh kiếm phải thật sát chung quanh người.
  • Nếu Chém 4 phía P
  • Nếu Chém 4 phía T 

5.Chém năm (Chém vớt) 

  • Dùng để Chặt hoặc Cắt, 45° từ Dưới lên Trên (có thể sử dụng với 1 hoặc 2 tay). Quĩ đạo của Kiếm như chữ « X », nhưng ngang ra 45°.
  • Trước khi chém có thể quay kiếm ra sau gáy hoặc không, tùy trường hợp.
  • Trong trường hợp sử dụng 1 tay với Chém 5 phía bên P (chém từ P qua T) : cánh tay T theo như quĩ đạo của Kiếm, nhưng đi trước. Hoặc chéo lại, xoè tay áp vào cánh tay P để kiểm soát sự thăng bằng quĩ đạo của Kiếm.
  • Trong trường hợp sử dụng 1 tay với Chém 5 phía bên T (chém từ T qua P) : Lưu ý vì lý do an toàn, trước khi chém, tay T nhất thiết phải đặt sau lưng kiếm để tránh việc tự chém tay mình. Khi chém thì tay T phải chuyển ngược về phía T để giữ cân bằng. 

6.Chém sáu(Chém xả - ngược lại với chém 5) 

  • Dùng để Chặt hoặc Cắt, 45° từ Trên xuống Dưới (có thể sử dụng với 1 hoặc 2 tay). Quĩ đạo của Kiếm như chữ « X », nhưng ngang ra 45° .
  • Trước khi chém có thể quay kiếm ra sau gáy hoặc không, tùy trường hợp.
  • Trong trường hợp sử dụng 1 tay với Chém 6 phía bên P (chém từ P qua T) : cánh tay T chéo lại, xoè tay áp vào cánh tay P để kiểm soát sự thăng bằng.
  • Trong trường hợp sử dụng 1 tay với Chém 6 phía bên T (chém từ T qua P) : Lưu ý vì lý do an toàn, trước khi chém, tay T nhất thiết phải đặt sau lưng kiếm để tránh việc tự chém tay mình. Khi chém thì tay T phải chuyển ngược về phía T để giữ cân bằng. 

7.Chém bảy(Chém cấn) 

  • Dùng để Chặt. Thanh kiếm ngang ra, quĩ đạo của Kiếm là đẩy thẳng lưỡi kiếm về phía trước, nhắm vào cuống họng đối phương (có thể sử dụng với 1 hoặc 2 tay).
  • Trong trường hợp sử dụng 1 tay với Chém 7 phía bên P : tay T chéo lại, xoè tay áp vào cánh tay P để kiểm soát sự thăng bằng quĩ đạo của Kiếm.
  • Trong trường hợp sử dụng 1 tay với Chém 7 phía bên T: Tay trái phải kéo về hông T hoặc xoè ra ấn vào lưng kiếm, hỗ trợ sự thăng bằng của Kiếm. 

8.Chém tám (Đâm)

Có 5 cách đâm khác nhau như sau :

1-    Đâm 8.1 : Đâm thẳng phải : Từ phía P, đâm thẳng tới trước, tay T duỗi ra sau để giữ cân bằng.

2-    Đâm 8.2 : Đâm thẳng trái (đâm xoáy) : Từ phía T, đâm thẳng tới trước (vừa đâm vừa xoay kiếm 180°). Trước khi đâm, kéo Kiếm về phía T, xoay lưỡi Kiếm hướng lên trời và mũi Kiếm hướng về đối thủ. Khi đâm, tay T duỗi ra sau để giữ cân bằng.

3-    Đâm 8.3 : Đâm ngang : Kiếm ngang ra và đâm từ P qua T. Tay T chéo lại, xoè tay áp vào cánh tay P để kiểm soát sự thăng bằng của Kiếm.

4-    Đâm 8.4 : Đâm dọc : Đâm dọc từ trên xuống dưới. Tay T chéo lại, xoè tay áp vào cánh tay P để kiểm soát sự thăng bằng của Kiếm.

5-    Đâm 8.5 : Đâm múc : Đâm múc từ dưới lên trên với 1 hoặc 2 tay. 

III.Các thế Gạt (hoặc Đỡ) 

Đặc tính của các thế Gạt 

  • Trong một số trường hợp, các thế tấn công (chém) cũng có thể áp dụng để trở thành thế Gạt. Ví dụ: Trong trường hợp phản Kiếm, khi đối thủ tấn công bằng thế Chém 1 (chém dọc từ trên xuống). Để chống lại, người phản đòn, phải nhảy lùi ra phía sau Trung Bình Tấn, cùng lúc Gạt lối 1. Nhưng trong thực tế, người ta dùng thế chém 6 (Chặt hoặc Cắt, 45° từ Trên xuống Dưới). Trong trường hợp này, thế đỡ tương tự như thế tấn công với lối chém 6. Chính vì thế các thế tấn công cũng có thể áp dụng để trở thành các lối gạt là vì thế ! 
  • Cấu trúc của các kỹ thuật Gạt của kiếm được chia ra như sau: 

1.Gạt với mũi kiếm hướng lên trờ: Gạt 1 và 2. 

2.Gạt với mũi kiếm hướng xuống đấ: Gạt 3 và 4. 

3.Gạt với mũi kiếm hướng 45° về phía mặt đấ: Gạt 5 và 6. 

4.Gạt với thanh kiếmra // với mặt đất : Gạt 7 và 8. 

  • Các thế Gạt đều phải độc lập so với các thế tấn. Tức có nghĩa các thế Gạt không bị giới hạn hoặc lệ thuộc bởi một thế tấn. 
  • Cùng với một kỹ thuật Gạt, nhưng sẽ không thực hiện giống nhau giữa bên phải và bên trái. Bởi kiếm được sử dụng bởi 1 tay (phải hoặc trái), nên phía đối ngược sẽ không giống phía cằm Kiếm. 
  • Cánh tay trái, phải luôn đồng bộ với cánh tay phải để đảm bảo an toàn và cân bằng khi ra đòn. 

Viết tắt : 

  • P : Phải = phía bên Phải của người sử dụng Kiếm.
  • T : Trái = phía bên Trái của người sử dụng Kiếm. 

  

1.Gạt một 

  • Mũi kiếm hướng lên trời.
  • Gạt vòng từ T qua P, quĩ đạo của Kiếm tương tự như lối Gạt 1 bằng tay.
  • Vùng bảo vệ : phía trên, từ thắt lưng đến đầu.
  • Tay T chéo lại, che trên má phía P hoặc nắm đấm kéo về hông T. 

2.Gạt hai 

  • Mũi kiếm hướng lên trời.
  • Gạt vòng từ P qua T, quĩ đạo của Kiếm tương tự như lối Gạt 2 bằng tay.
  • Vùng bảo vệ : phía trên, từ thắt lưng đến đầu.
  • Tay T chéo lại, che trên má phía P hoặc xoè tay áp trên tay P. 

3.Gạt ba 

  • Mũi kiếm hướng xuống đất.
  • Quĩ đạo của Kiếm, Gạt vòng phía dưới chân, từ P qua T và từ Dưới lên Trên.
  • Vùng bảo vệ : phía dưới, từ thắt lưng đến bàn chân.
  • Tay T chéo lại, che trên má phía P hoặc xoè tay áp trên tay P. 

4.Gạt bốn 

  • Mũi kiếm hướng xuống đất.
  • Quĩ đạo của Kiếm, Gạt vòng phía dưới chân, từ T qua P và từ Dưới lên Trên.
  • Vùng bảo vệ : phía dưới, từ thắt lưng đến bàn chân.
  • Tay T chéo lại, che trên má phía P hoặc nắm đấm kéo về hông T. 

5.Gạt năm 

  • Mũi kiếm hướng 45° về phía mặt đất, cán Kiếm ở phía trên.
  • Quĩ đạo của Kiếm, Gạt vòng phía trên, từ P qua T.
  • Vùng bảo vệ : phía trên, từ thắt lưng đến đầu.
  • Tay T chéo lại, che phía bên nách P. 

6.Gạt sáu 

  • Mũi kiếm hướng 45° về phía mặt đất, cán Kiếm ở phía trên.
  • Quĩ đạo của Kiếm, Gạt vòng phía trên, từ T qua P.
  • Vùng bảo vệ : phía trên, từ thắt lưng đến đầu.
  • Tay T chéo lại, che phía bên má P. 

7.Gạt bảy 

  • Thanh kiếm ngang ra, trước bụng, mũi Kiếm hướng phía T.
  • Gạt vòng từ dưới lên trên
  • Vùng bảo vệ : phía trên, từ thắt lưng đến đầu.
  • Tay trái đặt trên lưng Kiếm để hỗ trợ sự cân bằng của Kiếm 

8.Gạt tám 

  • Thanh kiếm ngang ra, trước ngực, mũi Kiếm hướng phía P.
  • Hai tay cằm cán Kiếm thật vững để giữ cân bằng.
  • Gạt vòng từ dưới lên trên.
  • Vùng bảo vệ : phía trên, từ ngực đến đầu.


[1] : Tên đầy đủ của quyền là : Tinh Hoa Lưỡng Nghi Kiếm Pháp.