Đề án tu chỉnh Hệ Thống Đẳng Cấp Vovinam-Việt Võ Đạo

Nơi gửi : Vs Trần Nguyên Đạo

Nơi đến : Các võ sư thành viên Đại Hội Võ Sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới.

Kính thưa quí thầy,

Tôi xin hân hạnh đề bạt đến quí thầy đề án tu chỉnh Hệ Thống Đẳng Cấp quốc tế, nhân Đại hội Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới kỳ 7 sắp tới. Đề án này có mục đích tu chỉnh Nội Qui Sinh Hoạt của HĐVS/TG và Qui Ước Đẳng Cấp Quốc Tế như sau.

Lý do đề nghị tu chỉnh

Lược sử hệ thống đẳng cấp Vovinam-Việt Võ Đạo

Từ thủa phôi thai thành hình Vovinam-VVĐ (1938), cho đến ngày sư tổ Nguyễn Lộc qua đời (1960), hệ thống đẳng cấp của Vovinam-VVĐ chưa được phân định một cách mạch lạc như ngày hôm nay.

Chúng ta phải đợi đến năm 1964, khi Hội đồng võ sư đầu tiên của Vovinam-VVĐ, chính thức thành lập Liên đoàn Vovinam-VVĐ tại Sàigòn, đồng thời pháp nhân hoá các sinh hoạt bằng một Qui Lệ, mà chúng ta thường gọi là « Qui Lệ 1964 ». Thì hệ thống đẳng cấp mới được hoàn hảo và lưu truyền cho đến ngày hôm nay. Ngoài ra, trong bản Qui Lệ 1964, còn qui định các lãnh vực như : chức vụ Chưởng môn, việc trình luận án, hệ thống sinh hoạt, hệ thống thi cử… tổng cộng gồm 99 Điều và 11 Chương.

Hệ thống đẳng cấp này được chia thành 5 trình độ như sau :

Tự Vệ Nhập Môn

 

 

Sơ đẳng

 

 

Trung đẳng

 

 

Cao đẳng

 

 

 

Thượng đẳng

                            

      

 

Vào thời điểm đó, Vovinam-VVĐ chưa có loại đai dành riêng cho võ sư Chưởng môn mà chỉ có Bạch Đai Thượng Đẳng. Về sau này, không rõ năm nào, chính võ sư Lê Sáng là người đã cho thành lập một loại bạch đai đặc biệt với 4 đường chỉ, theo mầu đai của các đẳng cấp dưới, đặc biệt chỉ dành riêng cho Chưởng môn và được đặt tên là Bạch Đai Chưởng Môn.

Trong giai đoạn đó (1964-1975), vì chưa có ai được thăng Bạch Đai Thượng Đẳng, nên chúng ta thường hay lầm lẫn và đồng hoá Bạch Đai Thượng Đẳng và Bạch Đai Chưởng Môn.

Năm 1986, khi võ sư Trần Huy Phong nhiệm lãnh chức vụ Chưởng Môn, thì võ sư Lê Sáng là người được đeo Bạch Đai Thượng Đẳng. Nhưng trong giai đoạn đó, Vs Lê Sáng vẫn còn trong trại tù học tập cải tạo, nên chưa ai thấy ông đeo loại đai này.

Đến năm 1990, võ sư Lê sáng được thả tự do sau hơn 13 năm bị cầm tù, thì võ sư Trần Huy Phong liền trao lại chức vụ Chưởng môn cho Vs Lê Sáng (1991). Chính vì thế, võ sư Trần Huy Phong là người đầu tiên đeo Bạch Đai Thượng Đẳng mà chúng ta được thấy qua các hình ảnh cho đến ngày ông qua đời năm 1997.

Tất cả những thay đổi và những biến chuyển trong giai đoạn đó, đa số các Môn sinh đều không nắm vững mà chỉ có một số võ sư cao cấp được tỏ thông. Nhưng ngày nay, chúng ta có thể nghiên cứu những sự kiện trên qua các văn bản, hình ảnh và các di chúc của hai vị cố Chưởng môn Vovinam-VVĐ.

Năm 1996 tại Paris, Cộng Hoà Pháp, nhân Đại Hội Võ Sư Thế Giới lần đầu tiên. Qua việc thành lập Tổng Liên Đoàn Thế Giới Hội Đồng Võ Sư Thế Giới, thì chính cố võ sư Chưởng môn Trần Huy Phong là người đã đề nghị và được đại hội biểu quyết chấp thuận việc thành lập Bạch Đai Thượng Đẳng « dành riêng cho các võ sư vốn là thành viên Ban Chấp Hành Trung Ương năm 1964 hoặc là những truyền nhân trực tiếp của Sư tổ Nguyễn Lộc ».

Đẳng cấp này, sau đó đã được chính thức hóa trong Qui Ước Đẳng Cấp Quốc Tế, do Vs Trần Nguyên Đạo đề nghị và được Đại Hội Võ Sư Thế Giới kỳ 3 biểu quyết thông qua ngày 19-08-2000 tại California-USA.

Đến năm 2008, nhân Đại Hội Võ Sư Thế Giới kỳ thứ 6, tháng 05-2008. Qua đề án thành lập Thượng Hội Đồng Võ Sư của Vs Trần Nguyên Đạo, thì Bạch Đai Thượng Đẳng không chỉ dành riêng cho các võ sư vốn là thành viên Ban Chấp Hành Trung Ương năm 1964 hoặc là những truyền nhân trực tiếp của Sư tổ Nguyễn Lộc, mà trở thành Bạch Đai Thượng Đẳng dành cho tất cả các võ sư thành viên Thượng Hội Đồng Võ Sư.

Riêng Bạch Đai Chưởng Môn thì vẫn được duy trì và chỉ dành riêng cho Vs Lê Sáng, cho đến ngày thầy qua đời (Điều 15.1, Chương III, Nội Qui Sinh Hoạt của HĐVS/TG).

Đề án tu chỉnh 2012

Kính thưa quí thầy,

Nay cố võ sư Chưởng môn Lê Sáng đã qua đời (27/09/2010) và đã gần được hai năm. Ngoài ra chức vụ Chưởng môn cũng không còn được hệ thống tổ chức quốc tế của chúng ta duy trì (biểu quyết của đại hội Paris 1996) đồng thời, đó cũng là ý chí của cố võ sư Chưởng môn Lê Sáng khi ông còn tại thế (1). Thế nhưng Bạch Đai Chưởng Môn vẫn được chúng ta duy trì và vẫn hiện hữu trong Qui Ước Đẳng Cấp Quốc Tế (Chương II điều 9) và trong Nội Qui Sinh Hoạt của HĐVS/TG.

Chính vì thế, tôi đệ trình dự án tu chỉnh này cùng với sự tư vấn của Vs Nguyễn Văn Cường, Chủ Tịch Thượng Hội Đồng Võ Sư, tiếp tục duy trì Bạch Đai Chưởng Môn, bằng cách đổi danh xưng thành Bạch Đai Chủ Tịch HĐVS/TG, hầu tiếp tục tôn trọng truyền thống và hệ thống đẳng cấp của Vovinam-Việt Võ Đạo và đồng thời cũng là cách luôn luôn tưởng nhớ đến linh hồn và công lao đóng góp của hai vị Chưởng Môn, đó là : Cố võ sư Lê Sáng và cố võ sư Trần Huy Phong.

Paris ngày 23/02/2012
Vs Trần Nguyên Đạo


Đề án thay đổi Nội qui sinh hoạt của Hội Đồng Võ Sư Thế Giới

Chương II, điều 9.6.a (nguyên văn)

Chủ tịch HĐVS/TG : Là một chức vụ biểu tượng, nên không nhất thiết phải là một trong những thành viên đắc cử. Do các thành viên đắc cử của HĐVS/TG đề cử. Có nhiệm vụ Chủ tọa các đại hội thế giới.

Chương II, điều 9.6.a (xin đề nghị đổi thành)

Chủ tịch HĐVS/TG : Là một chức vụ biểu tượng, nên không nhất thiết phải là một trong những thành viên đắc cử. Do các thành viên đắc cử của HĐVS/TG đề cử. Có nhiệm vụ Chủ tọa các đại hội thế giới.

Chủ tịch HĐVS/TG là chức vụ được quyền đeo « Bạch đai Chủ tịch HĐVS/TG » trong suốt nhiệm kỳ cho đến ngày mãn nhiệm hoặc từ chức hoặc khuyết nhiệm vì bất cứ lý do gì. Bạch đai Chủ tịch HĐVS/TG là loại bạch với 4 đường chỉ, theo mầu đai của các đẳng cấp dưới, đặc biệt dành cho Chưởng môn trước đây :

Chương III , Điều 15.1 (nguyên văn)

Vẫn duy trì Bạch Đai Chưởng Môn (đai trắng với 4 đường chỉ, theo mầu đai của các cấp dưới) cho đến ngày VsCM Lê Sáng qua đời.

Chương III , Điều 15.1 (xin đề nghị đổi thành)

Vẫn duy trì Bạch Đai Chưởng Môn (đai trắng với 4 đường chỉ, theo mầu đai của các cấp dưới) cho đến ngày VsCM Lê Sáng qua đời. Sau đó trở thành Bạch đai Chủ Tịch HĐVS/TG và chỉ dành riêng cho chức vụ Chủ Tịch HĐVS/TG.

 

Đề án tu chỉnh Qui Ước Đẳng Cấp Quốc Tế

Chương II, điều 9 (nguyên văn)

Hệ thống đẳng cấp Vovinam-Việt Võ Đạo quốc tế đã được Đại Hội Võ Sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới kỳ hai biểu quyết thông qua vào tháng 5-1998 tại Houston-Texas/USA. Cập nhật hoá nhân đại hội thế giới kỳ 6 tại Paris- Pháp, tháng 5-2008, như sau :

Chương II, điều 9 (xin đề nghị đổi thành)

Hệ thống đẳng cấp Vovinam-Việt Võ Đạo quốc tế đã được Đại Hội Võ Sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới kỳ hai biểu quyết thông qua vào tháng 5-1998 tại Houston-Texas/USA. Tu chỉnh lần thứ nhất nhân đại hội thế giới kỳ 6 tại Paris- Pháp, tháng 5-2008, và Tu chỉnh lần thứ hai nhân đại hội thế giới kỳ 7 tại Paris – Pháp, tháng 05-2012, như sau :

Paris ngày 23/02/2012
Tổng thư ký Hội Đồng/Vs Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới
Vs Trần Nguyên Đạo

 


(1) Theo diễn văn sám hối của võ sư Lê Sáng, đọc trong buổi họp mặt cuối năm trước các võ sư hồng đai và một số trưởng võ đường tại Việt Nam ngày 22 tháng Chạp Tân Mùi (tức ngày 20 tháng 1 năm 1992) “… đệ tử xin cúi đầu sám hối trước anh linh Sáng Tổ và tự nhận hình phạt : Giáo huấn không nghiêm, lập thừa kế không thành, nay tự truất quyền tuyển chọn và truyền ngôi vị Chưởng Môn cho người thừa kế … ”.